Bàn thêm về sự nghiệp của Trần Nhân Tông

Bàn thêm về sự nghiệp của Trần Nhân Tông

Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó. Trần Nhân Tông là một vị hoàng đế mà sự nghiệp nổi hẳn trên cả ba mặt : Giữ nước, dựng nước và mở nước. Trên cả ba lãnh vực này, Trần Nhân Tông đã có những đóng góp hết sức đặc biệt. Tuy nhiên, cho đến nay trong chính sử cũng như trong hiện thực xã hội, sự nghiệp của Trần Nhân Tông và một số vấn đề liên quan đến thời đại Trần Nhân Tông vẫn chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng.
Trần Nhân Tông và tầm vóc của một thời đại

Trần Nhân Tông và tầm vóc của một thời đại

Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.

Video Thắp nến chữ Tâm tại chùa Trình Yên Tử

Tối ngày 27/11, tại chùa Trình – Yên Tử, Ban Tổ chức Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày mất của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh đã tổ chức buổi Lễ cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hoà bình.

Suy nghĩ về một đoạn dịch ngắn trong dịch phẩm “Hữu cú vô cú” của dịch giả Viên Như

LTS: Nhân kỷ niệm 700 năm ngày Đức Vua-Phật Hoàng Trần Nhân Tông  viên tịch,trên trang nhà Giac Ngộ online đã đăng bài “Hữu cú vô cú” của Ngài giảng tại chùa Sùng Nghiêm”. của tác giả Viên Như( Đà Lạt) . BBT chúng tôi  cũng nhận được bài "Suy nghĩ về một đoạn dịch ngắn trong dịch phẩm “Hữu cú vô cú” của dịch giả Viên Như" của tác giả Thích Minh Trí (Đồng Nai),tác giả Thích Minh Trí với nội dung như một bài trao đổi với tác giả Viên Như nhằm làm sáng tỏ thêm bài dịch.
Bài “hữu cú vô cú” của Trần Nhân Tông giảng tại chùa Sùng Nghiêm”

Bài “hữu cú vô cú” của Trần Nhân Tông giảng tại chùa Sùng Nghiêm”

Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.

Sức mạnh của tinh thần Phật hoàng Trần Nhân Tông

....Vua Trần Nhân Tông  sinh năm Mậu Ngọ  (1258) tức 1 năm sau    trận thắng quân Nguyên lần thứ nhất. Ngài  ở ngôi báu 14 năm (1279-1293) và lãnh đạo nhân dân ta 2 lần đánh thắng quân Nguyên vào năm Ất Dậu (1285) và năm Mậu Tý (1288). Cuối năm Quý Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng được nửa năm, đến năm Giáp Ngọ (1294)thì xuống tóc đi tu trên núi Yên Tử, khai sáng ra Thiền phái Trúc Lâm.

Đại lễ Tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Trong ba ngày từ 25 đến 27-11, tại nhiều nơi của tỉnh Quảng Ninh như Đông Triều, Yên Hưng, thị xã Uông Bí, Cẩm Phả đã diễn ra các hoạt động lễ hội, tưởng nhớ 700 năm ngày Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn. Đại lễ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp với Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh tổ chức.

Video: Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng ngày 27/11, tức ngày 1/11 năm Mậu Tý, tại khu di tích – danh thắng Yên Tử tỉnh Quảng Ninh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng Ban Tôn giáo Chính Phủ, Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tỉnh hội Phật giáo các địa phương trong cả nước đã long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Video: Đại trai đàn cầu siêu và lễ dâng hương tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Ngày 25/11, những hoạt động chính trong khuôn khổ Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn đã bắt đầu diễn ra tại các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả, huyện Đông Triều & Yên Hưng của tỉnh Quảng Ninh - những nơi ghi dấu ấn của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông và ghi chiến công của nhà Trần.
Ông Chủ Tịch Quốc Hội  Nguyễn Phú Trọng phát bểu tại buổi lễ

Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, một vị Vua anh minh,một vị lãnh đạo kiệt xuất thiền phái Trúc Lâm trong lịch sử VN(*)

Kính thưa Quý vị đại diện HĐCM, HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Thưa các quý vị đại biểu, cùng toàn thể đồng bào,
 Hôm nay, tôi rất vui mừng được thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày mất của Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, một trong những vị Vua anh minh bậc nhất của triều Trần trong lịch sử Việt Nam; một nhà thơ, nhà văn hóa nổi tiếng; người sáng lập và lãnh đạo Thiền phái Trúc lâm của Phật giáo Việt Nam, hiện thân của sự kết hợp giữa Đạo Đời  để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Video: Hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nằm trong chương trình Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308-2008), sáng ngày 26/11, tại TX Uông Bí , Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học xã hội và UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội thảo khoa học “Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông cuộc đời và sự nghiệp”.

Vị sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm

Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
Đầu rồng thời Lý Trần trong các hố khảo cổ

Ý nghĩa thực của đám cưới Huyền Trân

Lịch sử Phật giáo không có nhiều người tu hành đắc đạo, trong đó càng không có nhiều người từng là vua như Trần Nhân Tông. Và trong số đó càng không có nhiều vị vua hai lần trực tiếp cầm quân đánh tan xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh từng chinh phục cả thế giới thời đó. Nhìn ở góc độ nào, thì việc mãi đến hôm nay mới làm lễ kỷ niệm, tưởng nhớ và đề nghị UNESCO công nhận Trần Nhân Tông danh nhân văn hóa thế giới là một thiếu sót và chậm trễ đáng tiếc. Và, cũng sẽ lại thêm một thiết sót đáng tiếc nữa nếu lần hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông này, chuyện gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đem về Châu Ô, Châu Lý vì một lý do nào đó lại không được đem ra nhìn nhận một cách thấu đáo.

Phật giáo và nhân sinh quan của vua Trần Thái Tông

DẪN NHẬP Chắc rằng khá nhiều người Việt Nam biết đến vua Trần Thái Tông là một vị vua đã chiến thắng quân Mông Cổ, vua sáng khởi triều Trần; còn qua thư tịch và trao đổi, phần lớn cuộc đời nhà vua được phác hoạ trong bộ sử Đại Việt sử ký toàn thư và một vài tác phẩm Phật học còn lại đến nay như Khoá hư lục, Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục, Thánh đăng lục... và một vài bài thơ được coi là của nhà vua.  
Tượng Trần Nhân Tông tại tháp tổ Huệ Quang.(Ảnh trích từ thuvienhoasen)

Sức sống Việt Nam qua diện mạo kiến trúc thời Trần Nhân Tông (Kỳ 2)

Bên cạnh các công trình kiến trúc của nhà nước và dinh thự quý tộc, quan lại; nhà cửa, phố chợ trong nhân dân cũng được tái thiết nhanh chóng và trở nên sầm uất sau chiến tranh. Bài An Nam tức sự của Trần Phu, sứ giả nhà Nguyên, cho biết trong các xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ bày la liệt, hễ cách năm dặm thì dựng ngôi nhà ba gian, bốn phía đặt chõng để làm nơi họp chợ.

Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Ngày 27-11, tại Quảng trường Khai hội, Khu di tích danh thắng Yên Tử (TX Uông Bí), Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu Khoa học xã hội Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Đại lễ Tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.
Đại lễ kỷ niệm 700 Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch

Đại lễ kỷ niệm 700 Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch

Sáng nay ngày 27/11/2008  tại Quảng trường Khu Di tích danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Bộ Văn hóa, thể Thao và Du lịch tổ chức trọng thể Đại lễ kỷ niệm 700 năm Ngày nhập Niết bàn của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm

Trần Nhân Tông với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

 Trần Nhân Tông (1258 - 1308) là vị hoàng đế anh minh, đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh cao cả của mình. Suốt một thời tuổi trẻ, người anh hùng Trần Nhân Tông đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền dân tộc, một lòng dựng xây và phát triển đất nước. Lịch sử và chính những trang văn còn lại đã xác nhận vị thế Trần Nhân Tông trên tư cách hoàng đế - danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc.

Đại lễ tại Yên Tử

Thả 700 bóng bay và chim bồ câu, diễu hành xe hoa, rước rồng, múa cổ Bài Bông… là hình ảnh tại lễ tưởng niệm 700 năm ngày mất Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử (Quảng Ninh), sáng nay.

Thông tin hàng ngày