Mời bạn đọc gởi lời chúc nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu

Mời bạn đọc gởi lời chúc nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu

Nhân Mùa Vu Lan báo hiếu PL2553-2009  về, Ban biên tập báo Giác Ngộ Online  kính gởi đến chư tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử đọc giả trong và ngoài nước lời kính chúc sức khỏe, hưởng một mùa Vu lan nhiều an lạc và hạnh phúc.
Xin quý vị hãy gởi lời chúc, hoặc hoa hồng  đến Cha Mẹ,thầy tổ, bạn bè, người thân  nhân trong mùa Vu Lan Báo Hiếu chúng tôi sẽ upload lên trang nhà GNO lời chúc của bạn như một nhịp cầu kết  nối yêu thương với tinh  thần tri ân,  báo ân trong ngày Đại lễ.
- Nam mô Đại hiếu Mục kiền Liên Bồ Tát.
Ban Biên tập

Blogger và mẹ

Lang thang trong thế giới blog, tấm gương phản ánh cuộc sống, tâm hồn, tình cảm… của giới trẻ, ta gặp không biết bao cơn hỷ nộ ái ố, những trầm tư, những vụng dại, những đam mê, những chán nản… Chắc không ở đâu, ta có thể bắt gặp nhiều cung bậc, nhiều cách nghĩ, cách sống như trên blog.
Lettre a Ma Mere

Lettre a Ma Mere

Every year when the lunar seventh month comes, Vietnamese Buddhist followers are eager to fulfill their filial duty during a Buddhist festival held on the fifteenth day of the month. The main objective of this festival, which is called Vu Lan in Vietnamese, is for people to express their gratefulness to their mothers.
HIẾU TỬ SÀMA

HIẾU TỬ SÀMA

Chuyện kể rằng có một thương nhân giàu có tại thành Xá Vệ, của cải lên đến một trăm tám mươi triệu, người này có một cậu con trai rất được yêu quý. Một ngày nọ, cậu trai đi lên lầu, mở cửa nhìn xuống đường, khi thấy đám đông dân chúng đang đi đến Kỳ Viên, tay cầm hương hoa cúng dường để nghe thuyết pháp, cậu bảo rằng cậu cũng muốn đi. Cậu truyền đem hương hoa lại, rồi cậu đi đến tịnh xá cúng dường y phục, dược phẩm, cùng các thức ăn uống cho chúng Tỷ-kheo ở đó và đảnh lễ Đức Thế Tôn với hương hoa, rồi ngồi xuống một bên…
Tượng Quán Âm  Thị Kính -Chùa Tây phương

Nuôi con Pháp tu của Quan Âm Thị Kính

Tư tưởng Phật giáo và văn hóa Việt hòa quyện vào nhau, như hai mà một. Cho đến nay, không mấy ai quan tâm đâu là tư tưởng Phật giáo và đâu là của người Việt. Bởi vì, họ không chỉ ứng dụng tư tưởng Phật giáo vào đời sống hàng ngày, mà qua những câu chuyện Phật giáo, họ cũng thể hiện được quan điểm của mình. Điều này thể hiện khá rõ trong dòng văn học dân gian. Motif truyện người có đức tính nhẫn nhục, từ bi thì sẽ được giải thoát xuất hiện khá phổ biến, mà câu chuyện Quan Âm Thị Kính là một điển hình. Hơn nữa, trong câu chuyện còn ẩn chứa tư tưởng tu hành thú vị. Nhân mùa Vu lan về, khi đọc lại câu chuyện này, cảm nhận đức hạnh nuôi con của Thị Kính mà thấy lòng ngập tràn tình yêu của mẹ.
Chén cơm đầy của Me

Chén cơm đầy của Me

Đưa chén đây, Me bới cơm cho!”.
Tôi nhận lại chén cơm đầy ắp từ tay Me mà... buồn ứ họng. Dù đi tu đã mấy mươi năm rồi, nhưng mỗi khi được về thăm nhà, ngồi ăn cơm chung với Ba Me, thì y như rằng, được Me đơm cho một chén cơm đầy ắp. Lúc nhỏ, không riêng gì tôi mà cả mấy anh em tôi đều càm ràm vì sự chăm sóc “quá đáng” đó. Bực vì chén cơm đầy quá, không còn chỗ gắp thức ăn, bực vì không thể ăn chén cơm thật nhanh để chạy đi chơi với chúng bạn. Mãi tận bây giờ, cái cảm giác ăn một chén cơm thật đầy thỉnh thoảng vẫn chiếm ngự tâm hồn mỗi khi tôi đưa chén cho ai đó đơm thêm cơm.
Lời khuyên con

Lời khuyên con

Cuối năm 1924, tạp chí Nam Phong số 89 đăng kỳ đầu của loạt bài “Lời khuyên con” của dịch giả Nguyễn Hữu Kha, và bút danh Tịnh Liễu trong các số 91, 95, 96 năm 1925, đây là bản dịch 41 bức thư của Tăng Quốc phiên gởi cho các con, cho các em, cho ông bà cha mẹ và cho vợ.
Độ Mẹ

Độ Mẹ

Đại sư Cầu Na Bạt Ma, tức Công Đức Khải. Sau khi xuất gia, ngài tinh tấn tu trì, nghiên cứu kinh điển, do sự thông minh dĩnh ngộ, thiên tư hơn người lại thêm nỗ lực nghiên cứu học hỏi. Nhân đó, trí tuệ mở sáng, tinh thông mọi sách vở. Hơn nữa đạo hạnh cao thâm, có thể nói là một vị Đại sư hành trì gồm đủ, rất được mọi người từ triều đình đến dân dã đều kính trọng.
Người xuất gia  báo hiếu như thế nào?

Người xuất gia báo hiếu như thế nào?

 Trong thời đại kinh tế phát triển mạnh mẽ, con người càng có nhiều cơ hội làm giàu, thọ hưởng mọi tiện nghi từ vật chất đem lại, dẫn đến những quan điểm, kiến giải báo hiếu khác nhau. Nếu căn cứ trên học thuyết Nho gia chỉ dạy, thì người xuất gia tu hành theo đạo Phật, phải cạo bỏ râu tóc, sống một đời sống “Tam không”: không gia đình, không vợ con, không nắm giữ tài sản, thật khó mà làm tròn “Đại hiếu” đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình được. Cho nên, vấn đề đặt ra, người xuất gia báo hiếu như thế nào vẫn là một câu hỏi còn nghi vấn dành cho một số người!
Phật giáo & bổn phận làm mẹ

Phật giáo & bổn phận làm mẹ

Phật giáo giúp cho tôi thấy rằng làm mẹ là một hành trình tâm linh. Trong những thời điểm tồi tệ nhất, tôi có thể nhắc nhở mình rằng việc nuôi nấng con cái là một sự hành trì và hành trì một cách nghiêm ngặt nhất. Con tôi chính là vị thầy của tôi, liên tục buộc tôi phải sống trong giây phút hiện tại và từ bỏ sự tùy hứng đối với tất cả những thứ kích thích, quấy động mà tôi có thể sẽ làm.
Báo hiếu theo Kinh Vu Lan

Báo hiếu theo Kinh Vu Lan

Mùa Vu lan về gợi nhắc chúng ta nhớ đến ông bà tổ tiên, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc đang hiện hữu hoặc không còn hiện hữu trên cuộc đời này. Thật vậy, dân tộc chúng ta có truyền thống cao đep là kính trọng ông bà cha mẹ đang hiện hữu và cả ông bà cha mẹ đã qua đời.

Mùa hoa hiếu thảo

Tháng bảy (âm lịch) đến, hoa đỏ, hoa trắng được cài lên những chiếc áo và những ngôi chùa cũng  tấp nập người đến viếng, mùa Vu Lan đã về.
Nguồn: www.freewebs.com

Những bài học của mẹ

Con học những năm cuối tiểu học, khi bắt đầu bộc lộ niềm đam mê với văn học thì mẹ - một bà mẹ nông dân - đã dạy con cách để viết một bài văn hay nhất là khi trải tận lòng mình trong từng câu chữ… Lớn lên, con hiểu, mẹ đã dạy con bài học: Khi thật lòng yêu một cái gì, ta sẽ làm với kết quả tốt hơn…

Hãy thương mẹ nhiều hơn!

(ANTĐ) - Lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, bất chợt nghĩ đến câu nói, còn cha còn mẹ thì còn được chăm sóc chứ mất cha mất mẹ, muốn cũng chẳng có người để mà phụng dưỡng. Nhưng chân lý đơn giản ấy không phải ai cũng biết mà ghi vào trong trí nhớ của mình. Chỉ đến khi, người thân yêu nhất của mình rời xa, họ mới thấm thía, muốn quay trở lại quá khứ thì đã muộn.

Vu lan, con trai nói với ba mẹ...

 Ai bảo con trai ít tình cảm? Tôi không nghĩ thế khi tháng bảy Vu lan đến, rất nhiều entry của con trai lại dành cho ba mẹ, đầy sự kính trọng, yêu thương và cả những hối hận…

Cho má, ngày bông hồng cài áo

 Má tôi là nông dân nghèo thứ thiệt của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chẳng những nghèo mà má còn thất học. 18 tuổi, bỏ đàn em chút chít sau lưng, má lấy cha tôi cũng nông dân nghèo, lại mồ côi. Một đàn con nheo nhóc ra đời, đứa nhỏ lủi thủi theo đứa lớn. Hơn 70 năm trong đời má, lễ nghĩa kiểu trí thức là cái gì đó rất đỗi xa lạ.

Bông hồng cài áo

- Mùa Vu lan, tôi cài lên ngực áo mình bông hồng màu đỏ, hạnh phúc vì mình còn có mẹ. Nhưng tôi hạnh phúc hơn là khi tôi tự nhủ: “Mình phải sống tốt như mẹ mong”.

Ngày lễ Vu Lan: Những "lời ca" dâng mẹ!

(VnMedia) - Đã từ rất lâu, một truyền thuyết của nhà Phật đã "hóa thân" trở thành một mỹ tục trong đời sống văn hóa người Việt Nam, mỗi năm chúng ta lại có một ngày Vu lan - ngày báo hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Và cho tới hôm nay, dù cuộc sống đã rất nhiều đổi thay, thì mọi người vẫn cần làm cho mỗi ngày đang sống là một ngày Vu lan...

Mẹ ơi, con xin lỗi!

“Mẹ ơi, con xin lỗi!” xuất hiện rất nhiều trên các blog trong mùa Vu lan năm nay, thể hiện phần nào tình cảm, lòng biết ơn và cả sự ân hận của những người con tuổi teen gửi đến mẹ mình

Thông tin hàng ngày