Hà Nội: Lễ đúc tượng Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương

(GNO-Hà Nội): Ngày 26-10, đúng 9 giờ 9 phút (tức mồng 9 tháng 9 năm Kỷ Sửu ) vào ngày trùng cửu  tại khu di tích Đền Sóc - chùa Non và Học Viện Phật giáo Việt Nam thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ đúc mẻ đồng đầu tiên của tượng Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương với khối lượng lên tới 75 tấn.

Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS cùng chư tôn đức HĐTS, BTS các tỉnh thành phía Bắc,Tăng Ni sinh tại học viện Phật giáo Việt Nam.

26-tuong-giong.gif

Mẫu tượng đài Thánh Gióng bằng thạch cao - Ảnh: Hà Nội mới

Về quan khách có nguyên Tổng Bí thư Đổ Mười, ông Phạm Quang Nghị - Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành  TP. Hà Nội và chính quyền địa phương và hàng nghìn Phật tử tham dự buổi lễ.

Tượng đài Thánh Gióng là một trong những công trình trọng điểm quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tượng sẽ được đặt trên đỉnh núi Đá Chồng, đỉnh cao nhất của khu di tích lịch sử đền Sóc - chùa Non.

Được biết sau khi có tượng thạch cao, các nghệ nhân đúc đồng sẽ cắt ra thành 5 “thớt” tượng để đúc, khi hoàn thiện sẽ lắp ghép các thớt này lại với nhau. Để hoàn thành bức tượng, các nghệ nhân sẽ phải đổ 5 “mẻ”. Ngày 26-10 là  “thớt” đầu tiên (gồm thân Thánh Gióng và đầu ngựa), 4 thớt còn lại sẽ tiếp tục đổ trong những ngày sau.và sẽ đúc tiếp đến khoanh cuối cùng của tượng vào tháng 12 âm lịch, năm Kỷ Sửu.

 Thời gian hoàn thành bức tượng là 6 tháng, nguyên liệu để đúc bức tượng gồm 77 tấn đồng, 4 tấn thiếc và 4 tấn chì. Khi hoàn thành và qua chế tác, dự kiến khối lượng của bức tượng sẽ khoảng 75 tấn. Công trình vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính tâm linh này sẽ được rước lên đỉnh núi Đá Chồng đúng ngày khai hội đền Sóc (mùng 6 tháng giêng năm Canh Dần). Dự án Tượng đài Thánh Gióng được Sở Văn hóa- Thông tin Hà Nội ( cũ) khởi công từ tháng 7/2004 (giai đoạn 1), với việc xây dựng đường lên và đường xuống xung quanh khu vực Tượng đài. Dự kiến khu tượng đài sẽ hoàn thành trước dịp đại lễ 1.000 Thăng Long một tháng.

Tượng đài (mẫu tượng của nhà điêu khắc Kim Xuân) mô phỏng hình ảnh vị Thánh trẻ tuổi tay mang tre ngà, thúc ngựa hướng về trời xanh. Tượng có chiều cao tới đỉnh là 11m 07, độ vươn ra là 16m và được đúc bằng đồng nguyên chất.

Tổng công ty cơ khí xây dựng COMA là nhà thầu thi móng bệ tượng. Công ty TNHH Nam Đại Phong và nghệ nhân Vũ Duy Thuấn (đã tham gia đúc thành công pho tượng Phật tổ bằng đồng tại chùa Non), trực tiếp đúc tượng đồng Thánh Gióng.

Với tổng kinh phí 50 tỷ đồng (trong đó riêng phần đúc tượng khoảng 25 tỷ đồng), dự án do Giáo hội Phật giáo VN vận động bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày