Phác họa bức tranh tôn giáo trên thế giới

GN - Đây là những nét phác họa của tạp chí Le Monde des Religions, một tạp chí chuyên về tôn giáo ở Pháp, thể hiện trên bài “Les deux tiers de la population mondiale se déclarent croyants” (2/3 dân số thế giới tự cho là tín đồ tôn giáo), của tác giả Sophie Eychenne, đăng ngày 20-4-2015.

Bài báo căn cứ trên một cuộc thăm dò thực hiện bởi WIN/Gallup International; và tổ chức này vừa xuất bản những kết quả nghiên cứu liên quan đến những niềm tin tôn giáo trên khoảng 64.000 người, trong 65 nước khắp thế giới.

buc tranh ton giao.jpg


Tôn giáo không suy sụp. “Tôn giáo tiếp tục chi phối đời sống hàng ngày của chúng ta,”
Jean-Marc Léger, Giám đốc của tổ chức Win/Gallup International, kết luận

Cuộc thăm dò muốn thống kê các đối tượng dân số: theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Cuộc thăm dò không chỉ rõ tôn giáo nào, ngoại trừ Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, được cho là hai tôn giáo có số tín đồ lớn nhất và nhì thế giới, tuy nhiên, ta có thể hình dung tôn giáo ở một nước nào đó, ví dụ như nói đến Thái Lan, ta liên tưởng đến Phật giáo; nói đến Pakistan, ta nghĩ đến Hồi giáo, nhưng cũng lưu ý người có tôn giáo ở Thái Lan cũng bao gồm người Hồi giáo, cũng như ở Pakistan người có tôn giáo cũng bao gồm người Ấn Độ giáo.

Tuy đối tượng dân số chia ra hai thành phần, nhưng chuyện này cũng không đơn giản. Trong đối tượng theo tôn giáo, mức độ thuần thành, đậm nhạt là khác nhau: tín đồ nói chung, người có niềm tin tôn giáo, người thực hành tôn giáo (đi lễ, cầu nguyện, đọc kinh…). Về đối tượng không tôn giáo, bao gồm người không tự nhận thuộc tôn giáo nào, nhưng có đời sống tâm linh và không phủ nhận tôn giáo, và cũng bao gồm người vô thần.

Theo cuộc thăm dò nói trên, trên thế giới, cứ 6 người trên 10 người (63%) bày tỏ họ thuộc về nhóm tôn giáo, trong khi 2 trên 10 người (22%) xem họ là không tôn giáo, 1 trên 10 người (11%) tuyên bố họ là vô thần.

Đặc biệt, Thái Lan là nước có dân theo tôn giáo nhiều nhất, với 94% dân số là theo tôn giáo. Tiếp đến là Arménie, Bangladesh, Géorgie và Maroc, cùng có 93% dân số theo tôn giáo. Ngược lại mọi sự chờ đợi, chỉ 30% dân Anh tự xem theo tôn giáo. Cuối cùng, những nước thế lực mạnh như Mỹ và Nga, có lần lượt 56% và 70% dân số tự nhận có thực hành tôn giáo. Ngược lại, Trung Quốc là nước có đến 2/3 người vô thần. Tiếp theo là Hong Kong với 34% người vô thần, Nhật Bản (31%), Cộng hòa Tchèque (30%) và Tây Ban Nha (20%). Về nước Pháp, 40% dân Pháp tự nhận tín đồ so với 35% không tôn giáo và 18% vô thần.

Tại châu Phi và Trung Đông, hơn 8 người trên 10 người tự xem là tín đồ, so với 7 trên 10 người tại Đông Âu và châu Mỹ. Cuối cùng, tại châu Á, cứ 6 người trên 10 người tự nhận là theo tôn giáo.

Quan hệ giữa những tiêu chuẩn xã hội nhân khẩu học khác nhau, như giới tính, độ tuổi hay trình độ giáo dục, khơi lên những xu hướng thú vị. Chẳng hạn: trẻ hay già, lứa tuổi nào ngoan đạo hơn? Thật là bất ngờ khi điều tra thăm dò cho biết: Những người trẻ nhất (2/3 dân số ít hơn 34 tuổi) có khuynh hướng là tín đồ tôn giáo. Những người học vấn thấp là ngoan đạo với tỷ lệ cao (8 trên 10 người). Lợi tức dường như có ảnh hưởng, vì những người làm công ít lương ngoan đạo hơn những người có mức lương khá, thậm chí những người có đời sống thuận lợi: 70% so với 50%. Tỷ lệ người vô thần trong xã hội có tầm quan trọng không nhiều. Không thể phủ nhận, tôn giáo là có mặt trong tất cả các giai tầng của xã hội.

Tại phương Tây, người Thụy Điển tự cho là ít ngoan đạo nhất, vì 78% số dân Thụy Điển tự nhận là không tôn giáo, mà cũng không vô thần. Việc ít thực hành tôn giáo không có nghĩa là từ chối một truyền thống tôn giáo. Gần 4,5% những người Pháp (khoảng 3 triệu người) thường xuyên cầu nguyện ngày Chủ nhật.

Tại Israël, số tín đồ tôn giáo ít hơn 1/3 dân số. Trong những lãnh thổ của người Palestine (Cisjordanie và Gaza), cư dân xem như sùng đạo hơn vì 3/4 dân công nhận là những người thực hành tôn giáo.

Kể chung lại, tôn giáo nào có số tín đồ nhiều nhất? Tác giả bài báo cho biết: Cơ Đốc giáo là sức mạnh tâm linh bậc nhất trên toàn cầu. Tôn giáo này hiện diện trên cả 5 lục địa và có hơn 2,2 tỷ tín đồ, ít hơn một chút của 1/3 dân số thế giới. Châu Âu có hơn 1/4 số người Cơ Đốc giáo, và sau này, đa số người Cơ Đốc giáo là ở châu Mỹ (đặc biệt ở Hoa Kỳ và Brésil). (Chú ý: Cơ Đốc giáo, hay Ki Tô giáo, chỉ là tên chung của những tôn giáo thờ chúa Jesus như: Thiên Chúa giáo La Mã, Chính Thống giáo, Tin Lành, Anh giáo… và cuộc thăm dò cũng như tác giả bài báo không đề cập từng tôn giáo đó.)

Đạo Hồi chiếm vị trí thứ hai. Sự chuyển hóa ảnh hưởng của 3 tôn giáo cùng từ Kinh Thánh xảy ra do bởi những động lực nhân khẩu trên thế giới, tiếp theo Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự lan truyền sức mạnh của các nước theo Cơ Đốc giáo đối đầu với sự phát triển thường trực của các nước Hồi giáo. Tuy nhiên, trái với những ý tưởng phấn khích, đa số những tín đồ đạo Hồi không sống tại Trung Đông, mà tại châu Á. Bốn nước châu Á chiếm gần như hết nửa số tín đồ Hồi giáo trên hành tinh là: Indonésie, Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh.

Ngoài ra, trong sách Atlas tôn giáo 2015, nhà nghiên cứu Étienne Séguier đã có nhận xét thú vị: “Ai cũng biết trái đất có 5 lục địa, nhưng từ nay cần thêm một “lục địa” nữa: đó là internet. Những xa lộ thông tin cho phép những người theo trào lưu chính thống phổ biến những video, đồng thời cũng giúp những người Hồi giáo thử bày tỏ đức tin một cách phóng khoáng và khoan dung qua những mạng xã hội”.

Tóm lại, những tín đồ, ngay cả những người thực hành tôn giáo, là hai lần đông hơn những người không tin tôn giáo. Tôn giáo không suy sụp. “Tôn giáo tiếp tục chi phối đời sống hàng ngày của chúng ta,” Jean-Marc Léger, Giám đốc của tổ chức Win/Gallup International, kết luận. “Chúng ta thấy rằng số người tự xem mình có tôn giáo thực tế là cao. Ngoài ra, với khuynh hướng tuổi trẻ toàn cầu ngày càng tin tôn giáo hơn, chúng ta có thể cho rằng số người tự xem là có niềm tin tôn giáo tiếp tục tăng”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

Thượng tọa Thích Đức Thiện tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

GNO - Nhận lời mời của Hiệp hội giao lưu Văn hóa và Tôn giáo Trung Hoa, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, đoàn đại biểu GHPGVN do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) 2024 diễn ra từ 26 đến 29-3-2024 tại Hải Nam, Trung Quốc.

Thông tin hàng ngày