Quảng Ninh: Hạ trường chùa Trình làm lễ khai pháp

GNO - Sáng qua, ngày 2-7, tại chùa Trình - trụ sở BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã trang nghiêm diễn ra lễ khai pháp khóa an cư kết hạ PL.2561.

Chứng minh tham dự buổi lễ có: TT.Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; TT.Thích Đạo Quang, Phó BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; ĐĐ.Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng Ban Trị sự kiêm Chánh Thư ký… cùng chư tôn đức Tăng Ni hành giả an cư đến từ các tự viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

20170702_095339 (Copy).jpg

Chư tôn đức chứng minh lễ khai pháp an cư

Về phía chính quyền, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh có ông Vũ Ngọc Tuấn - Phó ban Dân vận; ông Phạm Hùng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN; ông Nguyễn Hồng Phương - Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo… cùng đại diện các ban ngành đoàn thể và đông đảo nhân dân, Phật tử gần xa tham dự buổi lễ.

Tại buổi lễ chư tôn đức Tăng Ni cử hành nghi thức thiền môn lễ Phật, lễ Tổ.

20170702_094919 (Copy).jpg

Hành giả an cư tác bạch lễ khai pháp

Thay mặt cho BTS Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, ĐĐ.Thích Đạo Hiển đọc báo cáo công tác tổ chức An cư kết hạ, đồng thời nhấn mạnh rõ nét tầm quan trọng của việc an cư kiết hạ đối với người tu hành.

Theo đó, mùa an cư năm nay gồm có 3 cơ sở tập trung cho Tăng Ni: tại trường hạ chùa Trình - Yên Tử, có 155 vị (Tỳ-khiêu 73 vị, Tỳ-khiêu-ni 78 vị); trong đó có 17 vị ngoài tỉnh. Trường hạ tổ đình Quỳnh Lâm có 4 vị. Trường hạ chùa Lân - thiền viện Trúc Lâm Yên Tử có 89 vị (45 Tỳ-khiêu, 12 Tỳ-khiêu-ni và 31 vị Sa-di).

Ông Nguyễn Hồng Phương đại diện chính quyền địa phương đã có lời phát biểu chúc mừng đến các hành giả an cư. Ông mong rằng khóa tu học năm nay sẽ đạt được thành tựu viên mãn. Thông qua khóa an cư này quý Tăng Ni tiếp thu đầy đủ tinh thần giới luật, nhằm góp phần tăng cường tốt hơn nữa sự đoàn kết, hòa hợp và trang nghiêm Giáo hội…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày