Trao đổi về khả năng chấp nhận, tiếp biến văn hóa

GNO - Sau phiên khai mạc ngày hôm qua 9-7, tại các diễn đàn của hội thảo “Vùng ASEAN và Nam Á: Nơi giao hòa của văn hóa và tôn giáo ở Đông Nam Á” đã dành nhiều thời gian để đề cập đến sự giao thoa, khả năng chấp nhận và tiếp biến văn hóa.

Hinh 1.JPG


Toàn cảnh các buổi thảo luận chuyên đề diễn ra tại các địa điểm khác nhau

Tại diễn đàn “Lý thuyết tôn giáo tại Vùng Nam Á và Đông Nam Á”, các học giả đã tìm hiểu và trình bày về những khám phá cũng như mối dây liên hệ lịch sử giữa hai miền Nam Á và Đông Nam Á được chứng minh qua các trường hợp điển hình như: Sự nổi dậy của các Madhas - một phương tiện truyền bá mới của các học giả uy tín Iran, nghi lễ ăn chay tại hòn đảo Marinduque, Philippines - một khám phá trong việc thực nghiệm tâm linh, sự trỗi dậy của Cơ đốc giáo tại hòn đảo Guimaras thuộc Philippines.

Một trong những nội dung được các học giả chú ý là dòng thiền được khai sáng tại Việt Nam, với tên gọi Thiền phái Trúc Lâm - biểu hiện tiêu biểu của tiếp biến văn hóa và đời sống tâm linh. Qua các trao đổi trực tiếp, nhiều học giả cho đây là nét đặc thù nhưng cũng là biểu hiện thẩm thấu của văn hóa Phật giáo khi được truyền bá đến các vùng miền khác nhau.

Hinh 2.JPG

Toàn cảnh các buổi thảo luận chuyên đề diễn ra tại các địa điểm khác nhau

Ngoài ra, trí tuệ tinh thần cũng được nhắc đến như một truyền thống của người châu Á khi người dân bản địa hiểu được nhu cầu của chính bản thân trong tương quan với tự nhiên, địa lý. Vấn đề lễ hội, các tập tục truyền thống, di sản văn hoá và bản sắc dân tộc cũng được đề cập. Một trường hợp điển hình được nghiên cứu đó là sự phát triển của các trò chơi game online tại châu Á.

“Chính việc sử dụng game online cũng như các thiết bị công nghệ hiện đại đã ảnh hưởng ít nhiều đến tính cách và văn hóa của các quốc gia tại đây. Điển hình như Phillipines hay Ấn Độ khi những trò chơi họ làm ra đều liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử có thật” - theo Giáo sư Kertin Radde, học giả đến từ Đức.

Hinh 3.JPG
Hinh 4.JPG


Không khí trao đổi tại các diễn đàn - ảnh: Vũ Giang

Buổi chiều cùng ngày, các buổi thảo luận được tiếp tục với các nội dung mới đáng chú ý như: Chủ nghĩa nữ quyền, sự sinh tồn của những người dân di cư (người Miến Điện di cư sang Trung Quốc, người Ấn Độ di cư sang Hy Lạp), vai trò của tôn giáo đối với cuộc sống người dân ASEAN, các biểu tượng nghệ thuật, sử thi Ramekien có nguồn gốc từ Ấn Độ của người Thái, nghệ thuật trang trí bằng tre Singbakan.

Ngoài ra, các  thực tập truyền thống về y dược, thiên nhiên và môi trường; thiền và sức khỏe tại Nam Á và Đông Nam Á cũng được các học giả đưa ra thảo luận sôi nổi.

Hinh 5.JPG
Hinh 6.JPG

Hinh 7.JPG
Các đại biểu trình bày tham luận

Hôm nay, hội thảo sẽ được tiếp với các thảo luận riêng biệt tại các diễn đàn. Giác Ngộ tiếp tục cập nhận thông tin đến bạn đọc quan tâm.

* Tin liên quan: Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về văn hóa và Phật giáo ở Đông Nam Á ||

Bảo Thiên - Hà Phương

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày