Chương trình dịch "Đại chánh tân tu Đại Tạng" từ chữ Hán sang tiếng Anh & các ngôn ngữ Tây phương khác (*)

Logo Tuệ Quang
Logo Tuệ Quang
Trong nhiều thập kỷ gần đây, ở phương Tây có phong trào học Phật, nhât là Phật giáo Đại thừa. Kinh sách Đại thừa thường được trích từ Đại Tạng kinh chữ Hán (còn gọi là Hán tạng).

Hán tạng Đại Chánh gồm có 2.372 bộ kinh, luật và luận, được chia thành 56 tập (Tập 1-55 và 85). Cho đến nay chỉ có vài bộ kinh đã được dịch sang tiếng Anh bởi các nhóm như Hội Dịch kinh Phật (Buddhist Text Translation Society) ở Burlingame, California, Hoa Kỳ;  hội Bukkyo Dendo Kyokai ở Tokyo, Nhật Bản; và Trung tâm Dịch thuật và Nghiên cứu Phật giáo Numata (Numata Center for Buddhist Translation and Research) ở Berkeley, California.

Công trình dịch Hán tạng sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác sẽ là một đóng góp to lớn không những riêng cho Phật giáo mà còn cho nền văn hoa của nhiều nước trên thế giới. Công trình sẽ mang giáo lý của Đức Phật và văn hóa Á châu đến với hàng triệu người ở phương Tây và các nước khác. Trong bài này, chúng tôi sẽ đề nghị một chương trình có hệ thống và hiệu nghiệm để dịch Hán tạng sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp.

Tran-Tien-Khanh.gif

A. Dịch bằng máy vi tính

Vì có quá nhiều kinh sách, nên hội Bukkyo Dendo Kyokai và Trung tâm Numata ở Berkeley đã ước tính phải cần hơn một thế kỷ mới dịch Hán tạng sang tiếng Anh được. Trong những năm vừa qua, nhóm Tuệ Quang Foundation đã tốn khá nhiều công lao để nghiên cứu cách dịch kinh bằng máy vi tính. Ngoài mau chóng, một lợi điểm khác của dịch máy là máy có thể sai nhưng không sót, vì máy dịch từng chữ một. Khác với người, máy không bỏ sót chữ nào cả. Qua cuộc nghiên cứu, chúng tôi đã làm được một phần mềm để dịch kinh Phật. Phần mềm này dựa trên các tiến bộ mới nhất của ngôn ngữ học, dịch máy và thông minh nhân tạo (artificial intelligence). Phần mềm  xử  dụng  nhiều tự điển Hán-Việt, Hán-Anh và Hán-Phạn. Chúng tôi đã bổ túc các tự điển này bằng những tự điển Phật học như của GS AC.Muller, Đinh Phúc Bao, We Soothill và L.Hodous. Phần mềm dịch máy được trình bày trong bài viết “Dịch Đại Tạng kinh bằng máy vi tính” ở trang Web của Tuệ Quang http://www.DaiTangVietNam.com. Trang Web này cũng có các bản dịch tiếng Việt, Anh và Pháp cua các kinh thông dụng như kinh A Di Đà và kinh Kim Cương.  Trong phụ lục A có bản dịch một phần của kinh Kim Cương. Đặc điểm các bản dịch của chúng tôi là có nguyên văn chữ Hán và bản dịch. Với đặc điểm này rất dễ kiểm soát độ chính xác của bản dịch cũng như sửa những sai lầm.  Xin mời ghé qua trang Web  http://www.DaiTangVietNam.com   để biết thêm chi tiết.   

B. Chương trình dịch Đại tạng kinh Việt Nam

Phật giáo đã được truyền bá tại Việt Nam hơn 2.000 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một Đại Tạng kinh hoàn toàn đầy đủ bằng tiếng Việt. Hơn nữa, hiện nay chỉ có một số ít người Việt biết đọc và viết chữ Hán. Nhóm Tuệ Quang rất quan tâm đến vấn đề này, vì còn nhiều kinh chữ Hán chưa được dịch. Gần đây chúng tôi nhận được các bản kinh trong Hán tạng của Hội CBETA, và chúng tôi phát tâm dịch sang tiếng Việt và các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Pháp.

Phần mềm dịch máy giúp chúng tôi dịch kinh mau chóng và khá chính xác. So với dịch tay, phần mềm này có thể rút ngắn thời gian từ nhiều thập kỷ hay thế kỷ còn vài năm. Chúng tôi đã thành lập một chương trình dịch Đại tạng Việt Nam và chia ra năm giai đoạn:
Nghiên cứu cach phiên âm Hán tạng bằng máy vi tính,

Phiên âm Hán tạng,
Dịch nghĩa tiếng Việt bằng máy vi tính,
Hiệu đính và ấn chứng bởi chư tôn đức, và
Ấn tống và phát hành bản điện tử.

Đến nay chúng tôi đã hoàn thành việc phiên âm và lược dịch (Giai đoạn 3 của chương trình) các bộ kinh trong Hán tạng (hơn 70 triệu chữ trong 9.035 phiên bản).  Tất cả 2.372 bộ kinh trong Hán tạng được phiên âm và lược dịch bằng máy vi tính trong vòng 28 giờ. Các phiên bản dươi dạng Microsoft Word và chiếm khoảng 1,4 gigabyte (GB). Xin mời xem các bản lược dịch các kinh A Di Đà, Dược Sư và Kim Cương ở trang Web http://www.DaiTangVietNam.com . Các bộ kinh ngắn này chỉ cần dưới 10 giây đồng hồ. Các bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm (80 quyển) dịch trong 11 phút, bộ Đại Trí Độ Luận 17 phút và bộ Đại Bát Nhã (600 quyển) 50 phút.

Chúng tôi  đã tiếp xúc với chư tôn đức và các dịch giả ở ngoại quốc cũng như các Phật học viện ở Việt Nam để thành lập một chương trình hiệu đính và ấn chứng các bản dịch. Hiện nay, giai đoạn 4 của chương trình đã bắt đầu và hiện có ba nhóm hiệu đính ở Việt Nam. Mỗi tập trong Hán tạng được hiệu đính bởi 5-7 người trong vòng 6 tháng với phí tổn khoảng 5 ngàn USD. Để hiệu đính toàn bộ 56 tập cần một số tiền khá khiêm tốn là 300 ngàn USD. Với ba nhóm hiệu đính, chương trình có thể hoàn thành trong vòng 10 năm. Nếu có nhiều nhóm hơn, chương trình sẽ xong sớm hơn.

C. Đề án Đại tạng kinh tiếng Anh

Dựa trên kinh nghiệm với Việt tạng, chúng tôi cũng đề nghị một chương trình gồm năm giai đoạn cho Anh tạng:     
- Cải thiện phần mềm với các tiến bộ mới nhất của dịch máy Hán-Anh với phương pháp thống kê (statistical machine translation) và ngữ pháp chữ Hán. Phần mềm sẽ được áp dụng để dịch các kinh thông dụng như Kim Cương, Duy Ma Cật, Pháp Hoa và Pháp Bảo Đàn.
-Dùng phần mềm để lược dịch toàn bộ Hán tạng,
-Hiệu đính các bản lược dịch. Vì các phiên bản quá nhiều (9.035), chúng tôi sẽ sử dụng các nhóm hiệu đính từ Mỹ, Đài Loan và Trung Quốc. Ngoài ra còn có các nhóm từ Ấn Độ và Việt Nam. Các người trong nhóm hiệu đính cần có trình độ Đại học và Phật học căn bản. Họ có thể đến từ các Phật học viện và Đại học cũng như các chùa hay các nhóm tu thiền.
-Xem xét và ấn chứng bởi chư tôn đức, và
-Ấn tống và phát hành bản điện tử (CD/DVD).

D. Phí tổn và thời hạn

Chương trình Việt tạng cần một ngân quỹ khoảng 300 ngàn USD trong vòng 10 năm. Các ước tính này cho ba nhóm hiệu đính ở Việt Nam. Chúng tôi ước lượng chương trình Anh tạng cần một ngân quỹ khoảng 600 ngàn USD vì phí tổn ở Mỹ, Đài Loan và Ấn Độ cao hơn ở Việt Nam. Chương trình cũng cần một thời gian khoảng 10 năm.   

Với lập trình phiên dịch bằng máy vi tính của chúng tôi, thời gian để dịch toàn bộ Đại tạng được rút ngắn từ nhiều thập niên hay thế kỷ còn một vài năm mà thôi! Nhóm Tuệ Quang chúng tôi hy vọng công việc thành lập một Đại tạng tiếng Anh được hoàn thành trong một tương lai gần đây. Sau khi hoàn thành, chúng tôi hy vọng Anh tang sẽ được truyền bá miễn phí và rộng rãi qua các phương tiện truyền thông hiện đại như Internet và CD/DVD.

Công trình dịch Hán tạng sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác là một đóng góp to lớn không những riêng cho Phật giáo mà còn cho nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Công trình sẽ mang giáo lý của Đức Phật và văn hóa Á châu đến với hàng triệu người ở phương Tây và các nước khác. Công trình vĩ đại này chỉ thành công nếu được chư Phật, chư Bồ tát và chư Hộ pháp gia hộ cùng sự tham gia và ủng hộ tích cực của chư tôn đức và các Phật tử trên toàn thế giới. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp của tất cả cá nhân và hội đoàn.

Trần Tiển Khanh & Tuệ Quang  
 WISDOM LIGHT FOUNDATION
(Tham luận tham dự Hội thảo Đại lễ Vesak LHQ 2008 tại Hà Nội)

Tai liệu tham khảo
1. Buddhist Text Translation Society, từ website của Dharma Realm Buddhist Association website http://drba.org
2. Chinese Buddhist Electronic Text Association (CBETA) website http://www.cbeta.org
3. “Tripitaka in English by The Bukkyo Dendo Kyokai”, từ website
http://www.worltrade.com/religion/buddhism/budtripitakar.htm
4. Tuệ Quang Wisdom Light Foundation, website
http://daitangvietnam.com/index_en.htm
5. Dịch Đại Tạng Kinh bằng Máy Vi Tính, từ
http://daitangvietnam.com/ComputerTranslationoftheChineseTripitaka.pdf
6. Kinh Kim Cương, bản dịch của Tuệ Quang Wisdom Light Foundation, từ
http://daitangvietnam.com/TQtranslate_DiamondSutra.pdf

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.

Thông tin hàng ngày