Thừa Thiên-Huế: Tuần lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ âm dương cảm ứng giao hòa

(GNO-TT.Huế): Hướng đến kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam (30/4/1975-30.4.2010), từ ngày 16 đến ngày 22/3/2010 các Ban Đại diện Phật giáo các huyện A Lưới, Phong Điền; Phú Vang đã cùng Ban Trị sự THPG Thừa Thiên Huế phối kết hợp với các huyện, sở, ban, nghành tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức “Tuần lễ cầu siêu chư anh hùng liệt sĩ”, trai đàn chẩn tế cầu quốc thái dân an tại các nghĩa trang liệt sĩ các huyện A Lưới, Phong Điền, TP. Huế và Phú Vang.

Mỗi địa điểm, mỗi đơn vị tổ chức có một chương trình “tâm linh” đặc biệt theo đúng truyền thống nghi lễ tâm linh của Phật giáo Thừa Thiên Huế. Ngoài các nghi lễ trong nghi thức cầu siêu, bạc độ, trai đàn chẩn tế; các Ban Tổ chức đại lễ cầu siêu tại các huyện và thành phố còn tùy nghi, tùy khả năng để tổ chức thêm những chương trình đặc biệt khác như đàn tràng tụng kinh, đốt đuốc, thắp nến, hoa đăng...

Huyện A Lưới là đơn vị mở đầu cho “Tuần lễ cầu siêu” do Ban Đại diện Phật giáo huyện đứng ra tổ chức. Chương trình Đại lễ cầu siêu tại A Lưới được kéo dài trong 2 ngày 16 và 17.3. Ban Tổ chức đã dành trọn một ngày 16.3 để thực hiện nghi lễ truyền thống, khai kinh, tụng kinh, chẩn tế. Và đặc biệt, chương trình đốt đuốc với chủ đề “sáng mãi niềm tin” vào tối cùng ngày đã thu hút rất đông Tăng, Ni, Phật tử đồng bào người Kinh và người thiểu số sinh sống trong huỵện đến tham dự.

causieu_1.JPG

Chư tôn HT. chứng minh lễ tại A Lưới

causieu_2.JPG
causieu_3.JPG

Phật tử dân hoa cúng dường

Tôi không có duyên lành để tham dự chương trình đốt đuốc “sáng mãi niềm tin” của Ban Tổ chức lễ cầu siêu tại huyện A Lưới. Nhưng qua tìm hiểu từ những người tham dự thì ai ai cũng cho biết tất cả họ đều có chung một cảm tưởng là rất linh thiêng và hy hữu. Mỗi người một ngọn đuốc trên tay, đốt sáng lên theo hình chữ Vạn giữa khu nghĩa trang bốn bề là núi đồi thanh vắng hàng trăn người nhưng với cùng một tâm niệm duy nhất là thắp “sáng mãi niềm tin”. Niềm tin đó là niềm tin về một đất nước Việt Nam thanh bình mãi mãi, niềm tin đó là niềm tin về một sự giải thoát, giác ngộ trong cùng khắp pháp giới. 

Tiếp theo A Lưới là H. Phong Điền, một huyện miền quê dọc theo dòng sông Ô Lâu huyền thoại cũng đã tổ chức lễ cầu siêu trong hai ngày 18 và 19.3. Với chương trình chủ yếu là nghi lễ truyền thống tụng kinh, niệm Phật, cầu siêu, chẩn tế âm linh cô hồn. Ban Tổ chức đã vận động các mạnh thường quân, các nhà tài trợ phát tâm cúng dường hàng ngàn phần cơm và nước uống cũng như kinh phí hỗ trợ xe cộ cho các đơn vị Niệm Phật đường trong toàn huyện để bà con Phật tử có phương tiện đi lại an toàn vân tập đông đúc góp phần tụng kinh cầu nguyện âm siêu dương thái.

causieu_4.JPG

Quang cảnh Phật tử tham dự lễ  tại A Lưới

causieu_5.JPG

Chư tôn HT. Chứng minh lễ cầu siêu tại TP.Huế

causieu_6.JPG
causieu_7.JPG
causieu_8.JPG
causieu_9.JPG

Ô. Hồ Xuân Mãn thỉnh chuông cầu nguyện

Quy mô nhất trong, có thể nói là trọng tâm của “Tuần lễ cầu siêu” là tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế vào hai ngày 21 và 22.3. Tại đây, do Ban Nghi lễ THPG Thừa Thiên Huế chủ trì với chương trình nghi lễ phong phú, huy động được hàng trăm Tăng, Ni và Phật tử tại thành phố Huế tham dự tụng kinh cầu siêu, lễ bái dâng lễ phẩm... Trong hai ngày diễn ra “Đại lễ cầu siêu”, khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế rộng đến hàng chục heta nhưng luôn luôn vọng tiếng kinh cầu nguyện cùng tiếng chuông U minh trầm hùng giải thoát.

Cuối cùng là tại huyện Phú Vang, một huyện thuộc vùng đầm phá Tam Giang, cửa biển Thuận An, Hòa Duân...là đơn vị tổ chức sau cùng, được xem như “chương kết” của “Tuần lễ cầu siêu” mà nói theo ngôn ngữ nhà Phật là “phần hồi hướng” được tổ chức rất quy mô, đàn tràng được thiết kế hoanh tráng, chương trình ở đây cũng rất phong phú, quy tụ được nhiều Tăng, Ni Phật tử tham dự...

Kết lại một “Tuần lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ” từ miền núi đến miền biển, từ thôn quê đến thành phố những đàn tràng có đến hàng trăm Tăng, Ni và Phật tử tụng kinh Thủy Sám, Địa Tạng, Di Đà...những thanh âm thiền vị, trầm hùng và giải thóat cứ nối tiếp nhau vang vọng khắp từ đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ của huyện miền núi A Lưới đến miền sông nước quanh năm thơm mùa rơm rạ ngô khoai của huyện Phong Điền hay miền quê sống nước đầm phá, biển khơi của huyện Phú Vang rồi động lại giữa lòng thành phố Huế mờ sương bàng bạc khói hương lam với tiếng chuông chùa thiền vị, giải thoát sẽ còn lan tỏa mãi đến cùng khắp hư không pháp giới để nguyện cầu cho đất nước mãi mãi thanh bình nhân dân no ấm hạnh phúc dài lâu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày