Tỉnh giấc

Đã từ rất lâu rồi tôi hằng có  một mơ ước nho nhỏ là  được tới một ngôi chùa  để lễ Phật và vãn cảnh chùa. Nhưng công việc lu bu quá. Rồi vào một ngày thứ Bảy mới đây, tôi được nghỉ ba ngày. Thu xếp công việc và tôi quyết định dùng hết quỹ thời gian nghỉ này để đi chùa, sau những ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng.

Khi đi tôi có mang theo hoa tươi và trái cây cúng Phật. Do hữu duyên tôi biết và đến Thiền viện Thiện Quang, ấp Miễu, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Tôi tới nơi lúc 6 giờ chiều, được một vị thầy mời ra nhà khách ngồi nghỉ và uống nước. Sắp tới giờ tụng kinh. Tôi lặng người đi vì xúc động khi nghe tiếng hô trống và hô chuông. Tiếng chuông ngân lên đã làm tôi tỉnh giấc và thức tỉnh. Nó tác động mạnh vào trong tâm thức khiến trái tim tôi đập mạnh. Bắt đầu từ một tiếng chuông siêu thoát và huyền diệu, âm vang lên giọng nói, khẩu khí đặc trưng của một ngôi chùa.

Hết giờ tụng kinh tôi được đưa xuống nhà khách ở của quý Ni sư. Đêm nằm thao thức ngủ không được bởi lần đầu tiên tôi sống trong một môi trường hoàn toàn xa lạ. Và cũng tiếng chuông đó lại ngân lên chưa dứt, thì mặt trời đã thức báo hiệu một ngày mới. Vào buổi sáng tôi được phép đi thăm vườn cây sau chùa, thấy quý thầy và rất nhiều chú tiểu nhỏ hăng say làm việc sau vườn cây. Tôi chắp tay chào và được một vị thầy cho biết về ngôi chùa cổ kính này.

Vào năm 1980, gia đình ông Nguyễn Văn Tăng hiến đất cho bác sĩ Trương Hữu Hạnh xây dựng. Năm 1990, bác sĩ Trương Hữu Hạnh hiến cúng toàn bộ cơ sở cho Hòa thượng Thích Thanh Từ. Từ năm 1990-2002, trụ trì là Tỳ kheo Thích Thông Quán. Sau một thời gian thầy Thích Thông Quán được điều về Thiền viện Trúc Lâm và trụ trì là Tỳ kheo Thích Đạo Ứng. Thầy Thích Đạo Ứng chính thức nhận chùa vào tháng 3 năm 2002. Khi thầy về đây nhận chùa, thì ngôi chùa này là một am thất nhỏ, lợp bằng tôn, có thờ Đức Phật bên trong, rất đơn giản. Xung quanh là mảnh đất trống hoang sơ vắng lặng.

Không có điện nước, ánh sáng duy nhất ở đây vào buổi tối chỉ là ngọn đèn dầu le lói, được thắp sáng một chút để quý thầy chỉnh sửa y áo trước giờ tụng kinh.

Trải qua biết bao sóng gió, thử thách thăng trầm, thầy vẫn kiên cố, vượt qua những khó khăn. Có thể nói thầy là một vị tu sĩ thanh bạch, nhân ái, rộng lòng vị tha và có một phong cách đạo hạnh riêng. Rồi sau những lần thầy đi thuyết pháp, nhiều chú tiểu nhỏ xin đi theo thầy về chùa tu hành…

Những lần sinh hoạt trong chùa, thầy hay căn dặn các đệ tử là: “An phận tu hành” (Câu nói của Sư ông) và thầy nói với đệ tử, Phật dạy rằng “Tâm bủn xỉn là tâm bó buộc trong khung cửa, khó chịu không ngần mé và kiềm hãm trong nội tâm về tham lam. Phải cởi mở vì không bị trói buộc bởi phiền trược của nhiệt não tham sân si”.

Thời gian trôi hằng bao đổi thay. Thầy đã trùng tu xây dựng lại chùa, lấy ngày dựng cột 22 tháng 3 năm 2007 (âm lịch). Những ngày xây dựng chùa, cùng với sự đóng góp của quý thầy, quý Phật tử, tất cả mọi người đồng tâm làm việc hầu như không có ngày nghỉ. Một công trình được hình thành mang đầy bản sắc văn hóa, một cấu trúc tâm linh độc đáo, đẹp một cách cổ kính bởi những bàn tay nhiệt huyết và khéo léo. Ngày 18-9-2007 (âm lịch) thì xây dựng xong. Khi đến đây chúng ta sẽ được chiêm bái chánh điện đẹp thiêng liêng, rộng lớn. Một bên nhà khách, và một bên dãy phòng của quý thầy. Phía trước và xung quanh chánh điện là những chậu kiểng, cây bồ đề tỏa bóng mát. Ở phía dưới là trai đường.

Phía sau chùa là khu vườn. Ôi hàng tre xanh ngắt, những lá tre dài, nhọn, vắt qua nắng sớm trông thật thanh cao, danh lợi không phàm và trong ngọn gió đầu sương vẫn giữ được tâm hồn ngay thẳng.

Khi tôi trở về làm việc thì những hình ảnh của dòng sông, những bụi tre và sự đức độ của quý thầy ở đây như hòa vào trong tâm trí tôi, khiến tôi tự suy nghĩ rằng - tại sao mình cứ phải lu bu, tất bật, toan tính, lựa chọn rồi cứ kêu là khổ, mong hết cái này tới cái kia, mà vẫn chưa hài lòng. Tại sao lại phải chạy theo những cái không có thật ở cái xã hội này. Có lẽ những phút tu tập trong chùa làm tôi bình tĩnh và có sự nhận thức rằng - cuộc đời tôi đang sống thật không vĩnh cửu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1297 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Bàn về tha lực

GNO - Đức Phật dạy: “Hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác”1. Ngài cũng nhấn mạnh rằng con người là chủ nhân của nghiệp, là thai tạng của nghiệp. Nếu một người tạo những nghiệp xấu ác sẽ sinh về cảnh giới khổ não, ngược lại, nếu hành nghiệp lành sẽ sinh vào cõi an vui.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang trao học bổng đến nghiên cứu sinh Thích Nguyên Hạnh

Nghiên cứu sinh tiến sĩ và học viên thạc sĩ Học viện Phật giáo VN tại Huế nhận học bổng Đức Nhuận

GNO - Sáng 24-4, tại Học viện Phật giáo VN tại Huế (P.An Tây, Q.Thuận Hóa, TP.Huế); Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh đã trao học bổng Đức Nhuận do Hội đồng Chứng minh chủ trương đến các Tăng Ni đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và thạc sĩ Phật học.
Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: Việt Dũng/TNO

TP.HCM tập trung mọi nguồn lực tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

Ngày 24-4, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30-4-1975 – 30-4-2025) chủ trì phiên họp, nghe báo cáo tiến độ và tổng rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Người bệnh và thân nhân tại Bệnh viện Bà Rịa trong ngày khai trương bếp ăn miễn phí

BR-VT: Tái hoạt động bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa

GNO - Sáng 24-4, bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chính thức tái hoạt động sau thời gian tạm ngừng để sửa chữa và kiện toàn nhân sự. Hoạt động này nhằm cung cấp sự hỗ trợ thiết thực cho bệnh nhân và gia đình họ trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

Thông tin hàng ngày