Trao đổi Lễ hội đầu năm: Lễ vật càng nhiều càng may ?

Đi chùa lễ Phật để cầu phúc, cầu may cho bản thân và gia đình đã trở thành một nếp văn hóa tâm linh quen thuộc không thể thiếu của rất nhiều người dân Việt. Lời cầu khấn đa dạng, người cầu sức khỏe, người cầu duyên, cầu tự, cầu tiền tài… và lễ vật mang theo cũng vì thế mà rất phong phú.

Mù mịt khói nhang

Đến chùa chiêm bái nhất định không thể thiếu nén nhang thơm, xưa nay hương khói đã làm cho không gian nhà chùa trở nên ấm cúng, trầm mặc và thiêng liêng vô cùng.

Tiếc rằng ngày đầu xuân hàng vạn người thi nhau đi lễ chùa, ai cũng chuẩn bị nhang đèn thịnh soạn, tùy mua tùy đốt nên hầu hết án hương ở các chùa, đặc biệt các ngôi chùa nổi tiếng luôn đầy ắp nhang đèn, người người chen chúc nhau sấn sổ, nhiều khi chẳng lên được đến chỗ án hương đành vái lưng nhau rồi cắm hương tùy tiện từ trong chánh điện ra đến bái đường, sân chùa, cây cảnh, đường đi lối lại…

VinhNghiem-3.jpg

Khói nhang mịt mù, cay xè mắt, nhưng nhức lan tỏa, ngột ngạt, người bon chen đông đúc, chen lấn, chẳng còn đâu sự thong dong, tịnh tại, trật tự thường mong khi đến chùa. Nhiều người đốt cả bó nhang to đã chuẩn bị sẵn, nhà chùa chẳng còn cách nào khác là rút bớt những nén hương đang cháy dở đôi khi chỉ vừa cắm trong án hương để khói hương đỡ mịt mù, lấy chỗ cho người khác thắp nhang. Sự thể này chẳng khác nào một sự lãng phí nhang đèn, tiền của và gây ra cả việc ô nhiễm môi trường không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

Nên chăng đi lễ chùa, mỗi người chỉ cần thắp một nén nhang là đủ? Nhiều ngôi chùa đã làm vậy. Đơn cử như một ngôi chùa nổi tiếng ở lưng chừng núi Lớn, Vũng Tàu, có bảng hướng dẫn ở chánh điện hẳn hoi rằng mỗi người chỉ được thắp một nén nhang, vái trong chánh điện rồi đem cắm ngoài trời dưới chân tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. 

Trao  đổi Lễ hội đầu năm: Lễ vật càng nhiều càng may ? ảnh 2Nên tâm niệm lên chùa là để tìm chỗ dựa tinh thần, mong sự bằng an, đồng thời nhìn lại mình để sống tốt hơn, góp phần gìn giữ sự thanh tịnh cho chốn thiền môn
Trao  đổi Lễ hội đầu năm: Lễ vật càng nhiều càng may ? ảnh 3

Vị sư ở ngôi chùa này cho biết việc chỉ thắp một cây nhang khi lễ chùa đem lại nhiều ích lợi. Thứ nhất: nhà chùa không lo sợ khói nhang, bụi bám làm ảnh hưởng đến tượng Phật và các vật dụng nơi chánh điện. Thứ hai: đỡ công lau dọn trong chánh điện bởi nhà chùa rất vắng người. Thứ ba: khi người viếng chùa đông không sợ khói hương mịt mù, cay mắt, không gian chật hẹp, ngột ngạt. Thứ tư: tiết kiệm nhang đèn, tiền bạc. Thứ năm: quan trọng hơn, nén nhang là biểu tượng sự thành tâm của người vãn chùa và như vậy, chỉ một nén là đủ.

Chuyện vàng mã đem đốt tại chùa cũng là điều không hay. Nhiều người theo nhau sắm sửa cành vàng lá ngọc,  vàng mã, tiền âm phủ mang đến dâng cúng và đốt ngay tại chùa. Thực ra đây là một việc làm không được khuyến khích và tuyệt đối nếu có sửa lễ này cũng chỉ đặt ở bàn thờ thánh mẫu, đức ông hay thần linh mà thôi chứ kiêng không đặt ở bàn thờ Phật, bồ tát vì như thế khác nào “hối lộ” và bày tỏ sự không tôn kính đối với các đấng thiêng liêng vì các ngài vốn trong sạch.

Nhiều lễ vật, nhiều tài lộc?

Chuyện sửa soạn lễ mặn như đem heo quay dâng cúng ở chùa thờ thần cũng lắm chuyện cười ra nước mắt.

Trước rằm tháng Giêng, nhà nhà nô nức rủ nhau từ Biên Hòa, TP.HCM, Vũng Tàu, miền Trung và cả miền Bắc lặn lội đi chùa tận Bình Dương, Châu Đốc và nhiều ngôi chùa thờ thần nổi tiếng linh thiêng khác.

Nhiều nhà khá giả chuẩn bị heo quay, mâm lễ đủ đầy áo mão, khánh vàng, tiền bạc để dâng. Người không có điều kiện cũng ráng đua theo bằng cách thuê lại heo quay từ dịch vụ cho thuê với suy nghĩ lễ vật càng thịnh soạn càng được nhiều lộc, nhiều may. Dịch vụ cho thuê heo quay cúng vì thế ở cổng chùa cũng hoạt động rôm rả, giá thuê một chú heo quay độ chục ký, trong 15-20 phút khoảng 200.000 đồng. Đang cúng đã có người chờ sẵn, canh hết giờ để lấy lại heo cho người khác thuê tiếp. Cứ thế một chú heo quay có thể được dâng lên thần linh, thánh mẫu, đức ông… rất nhiều lần và trải qua nhiều ngày, thậm chí mốc meo lên cả.

Việc sắm lễ khi đi chùa ngày Tết và cả ngày thường từ đốt nhang cả bó cho cay xè mắt đến việc mua vàng mã, dâng heo quay cúng, khấn vái, van xin, cầu tài cầu lộc, cúng sao giải hạn, dâng sớ cầu an, thành tâm cúng bái… vốn là những nếp sinh hoạt chùa chiền khó thay đổi, tồn tại lâu đời. Nhưng những người thực hiện nếu không tự giới hạn những sinh hoạt ấy ở một chừng mực nhất định sẽ đem lại nhiều lo toan, phiền muộn cho bản thân người đi lễ chùa và xã hội. Việc sắm lễ đi chùa này ít nhiều mang tính “bon chen” hay “hội chứng số đông” dẫn đến những bát nháo dịch vụ, chụp giật, chen lấn, mê tín dị đoan, bói toán, lừa gạt, bát nháo ngay trước cổng chùa.

Muốn gặt hái, phải vun trồng

Thực chất, lễ vật đủ đầy, thành tâm cúng bái khó có thể đem lại may mắn, tài lộc… như mọi người đi chùa mong ước vì theo triết lý nhà Phật, vạn sự kiết tường, muôn sự hanh thông, tai qua nạn khỏi, bình yên vô sự có đạt được hay không là do nghiệp duyên và phước báu của mỗi người tạo được trong cuộc sống hiện tại và vô vàn kiếp luân hồi trước đó chứ không phải do thành tâm cầu khấn.

Các đấng thiêng liêng, Đức Phật, Ngọc Hoàng, thần linh vốn không thiên vị, không làm chuyện bất công ban cho con người những điều họ van xin nếu họ không đáng được nhận dù có thành tâm khẩn thiết đến mức nào đi chăng nữa vì nếu như vậy, ai cũng cầu xin điều tốt đẹp và được thỏa mãn thì thế giới này đã chẳng còn ai khổ đau, phiền muộn.

Đức Phật có dạy: “Ai muốn gặt hái cái gì phải vun trồng cái ấy” nên tự bản thân mỗi người thay vì khẩn nài van xin, cầu cúng trời Phật suông thì hãy lo tu tâm dưỡng tánh, tích đức, làm chuyện thẳng ngay, thôi tranh chấp hơn thua, mua gian bán lận, lừa gạt, dối trá… để luôn gặp nhiều may mắn, thuận duyên, cầu gì được nấy. Nói rõ hơn, phước đức của ai tích tụ càng dày, mọi sự của người đó càng dễ dàng, thuận lợi, tốt đẹp theo quy luật nhân quả, có gieo có gặt.  

Tóm lại, ngày xuân lên chùa lễ Phật thay vì chăm chăm sắm sửa lễ vật cho thịnh soạn để cầu may cho riêng mình và gia đình, tốt hơn nên tâm niệm lên chùa là để tìm chỗ dựa tinh thần, buông xả mọi lo toan phiền muộn, mong sự bằng an, thanh tịnh tâm hồn đồng thời nhìn lại mình để sống tốt hơn, góp phần gìn giữ sự thanh tịnh cho chốn thiền môn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày