An sao được khi cứ lấy máu của con vật hiến tế?

GNO - Tổ chức động vật Châu Á (Animals Asia) trong nhiều năm qua đã nhiều lần gởi thư ngỏ đến chính phủ Việt Nam đề nghị vận động dân chúng hủy bỏ các lễ hội hiến sinh diễn ra rầm rộ sau Tết Nguyên đán như lễ “chém lợn” ở làng Ném Thượng (tỉnh Bắc Ninh) và lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên vì tính chất quá dã man như thời nguyên thủy.

Luật nước thua lệ làng

Tháng 12-2015, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) ký ban hành thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức lễ hội.

Thông tư 15 yêu cầu “Không tổ chức các lễ hội có nội dung kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác bao gồm những hoạt động trong đó thể hiện cảnh trái với truyền thống yêu hoà bình và nhân ái của dân tộc Việt Nam, cụ thể: mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo, mô tả cảnh rùng rợn, kinh dị...”.

Theo thông tư này, nếu không thay đổi cho phù hợp, các lễ hội chém lợn, đâm trâu sẽ không được tổ chức và bị xử phạt theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

daman.jpg


Chém lợn là lễ hội dã man bị lên tiếng phản đối - Ảnh: Reuters

Ngay sau thông tư 15 ban hành, Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu dân làng Ném Thượng (xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) thay đổi hiện trạng cách tổ chức lễ hội theo hướng kín đáo hơn. Tức là thay tên lễ hội thành “rước lợn” thay vì “chém lợn” và thực hiện nghi thức “chém lợn” ở nhà sau không nên phô trương nơi sân trước cửa đình. 

Còn ở tỉnh Đắc Lắc, đại diện Sở VHTT& DL cùng cơ quan ban ngành cũng đi vận động bà con ở bản Đôn nên dùng trâu giả thay cho trâu thật khi thực hiện nghi thức... đâm trâu.

Tuy nhiên, ban đầu ngay lập tức có hàng trăm cụ bô lão của làng Ném Thượng lại nhất định giữ nguyên nghi thức, không thể bỏ phong tục mỹ mãn của cha ông. Nhưng sau đó, thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ VHTT & DL nên năm nay, ngày 13-2-2016 (tức mùng 6 Tết), hai “chú ỉn” không bị “phanh thây” giữa chốn sân đình làng Ném Thượng mà bằng thực hiện nghi thức này trong nhà kín...

Không nên phơi bày hũ tục lạc hậu ở thời đại văn minh

Dù tục chém lợn ở chốn công khai hay “bí mật” thì “chú ỉn” làng Ném Thượng vẫn bị đao phủ chém đứt làm đôi, máu lợn tung toé văng ra tấm chiếu. Và thế là hàng ngàn người gồm thanh niên, phụ nữ, trẻ con xin tí... máu lợn thoa lên tờ tiền mà đem về nhà làm “lộc thánh” (!?).

Lộc chỉ là một vật thể mang tính ước lệ và trừu tượng nhiều hơn. Lộc chỉ mang may mắn và hạnh phúc đến cho ai có niềm tin vào những điều tâm linh chân thành nhất. Các nhà giáo dục một lần nữa lại dấy lên lo ngại rằng với các lễ hội dân gian như: “chém lợn” ở Bắc Ninh, lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại nữa. Vô hình trung sẽ cổ vũ cho lối sống bạo lực trong giới trẻ.

Sự lo ngại hoàn toàn có cơ sở vì quan sát tại lễ hội “chém lợn” có rất đông trẻ em, học sinh công khai đứng xem mà không có người lớn nào đứng giám sát, chỉ bảo.

 Lễ hội dân gian là để cho hậu thế hiểu và cảm nhận nền văn hóa tốt đẹp ngàn đời của cha ông, của tiền nhân để lại chứ không phải phơi bày những hũ tục lạc hậu, ghê rợn mang tính cục bộ địa phương làng xã nào đó mà thôi...

>> Xem thêm: Chấm dứt những lễ hội dã man ||

Trường Trí

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Giáo hội khuyến khích Phật tử TP.HCM treo cờ đèn, thiết trí lễ đài Phật đản tại tư gia

Giáo hội khuyến khích Phật tử TP.HCM treo cờ đèn, thiết trí lễ đài Phật đản tại tư gia

GNO - Hòa thượng Trưởng ban Trị sự nhận định Đại lễ Phật đản là sự kiện thiêng liêng của người con Phật khắp nơi trên thế giới. Do đó, Hòa thượng thay mặt Giáo hội TP.HCM kêu gọi và khuyến khích Phật tử thiết trí vườn Lâm-tỳ-ni, trang trí cờ hoa kính mừng Phật đản tại tư gia, khu phố… mừng ngày Khánh đản Đức Thế Tôn.

Thông tin hàng ngày