Cá độ chọi gà "ăn theo" lễ hội chùa Duệ Tú

GNO - Hàng năm, cứ vào ngày mùng 6 và mùng 7 tháng 3 âm lịch là chùa Duệ Tú (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) lại tưng bừng khai hội. Đây là một lễ hội truyền thống được duy trì đều đặn qua nhiều năm nay với nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng rất vui nhộn, sinh động, thông qua nhiều tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian…

duetu 1.jpg

Lễ hội chùa Duệ Tú hàng năm là một sinh hoạt
văn hóa của người dân Quan Hoa (Cầu Giấy) - Ảnh: Hoàng Tuấn

Nhưng, từ khoảng gần chục năm trở lại đây thì lễ hội ở ngôi cổ tự này có điều đáng nói là tình trạng cờ bạc tung hoành núp bóng trò chơi dân gian! Trong số các loại hình trò chơi dân gian đã trở thành “đặc sản” của lễ hội này thì trò chơi chọi gà thu hút được đông đảo người tham gia nhất. Sự “nổi tiếng” của nó vươn xa tới cả nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc, chẳng vậy mà cứ chuẩn bị rậm rịch khai hội là dân chơi và đá gà ở Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Giang, Phú Thọ… lại nô nức mang gà về để “góp vui”.

Song, cũng như tại nhiều lễ hội khác thì trò chơi chọi gà ở lễ hội chùa Duệ Tú đã không còn là một trò chơi thuần túy, mà nó đã bị biến thành trò cờ bạc để người ta sát phạt nhau, thậm chí sát phạt nhau bằng những số tiền rất lớn. Trong mấy năm gần đây, cứ mỗi năm lễ hội thì các sới gà ở đây lại tăng nhiều thêm lên.

Nghĩ cho kỹ, thì hội chùa vốn cần khơi dậy những giá trị nhân văn, từ bi, thanh tịnh, sao có thể đồng ý để cho hoạt động chọi gà, vốn mang tính "cổ vũ bạo lực" (dù là với loài súc sanh) để mình vui mắt lọt vào trong chương trình tổ chức?

Hội năm nay có tới hơn 20 sới, thu hút hàng trăm con gà chiến, cũng như hàng ngàn người có máu mê cờ bạc qua “trò chơi” bị núp bóng này.

Các chủ gà, những người đứng đầu độ gà công khai đứng lên cầm sổ sách ghi tên và thu tiền của những ai muốn “chung vui” qua việc “đánh nhau” của hai con gà. Chuyện những người đặt niềm tin vào con gà chọi mà họ chọn với mức tiền năm, bảy trăm ngàn thì nhiều vô kể, nhưng những người đặt vào canh bạc cả mấy chục triệu, thậm chí cả trăm triệu cũng không phải là hiếm ở lễ hội này.

Chính mắt tôi đã chứng kiến một sới gà hôm rồi tại lễ hội Duệ Tú khi người ta đánh bạc với tổng số tiền lên tới 125 triệu đồng.

M_I N+M H_I CH+A DU_ T+ C+ T_I V+I CH_C  S_I G+ CH_I.jpg

Trò chọi gà và cá độ ăn theo hội chùa - Ảnh: Nguyễn Hương Huyền

Các hoạt động chính của lễ hội thường diễn ra trong khuôn viên của chùa, thế nhưng các sới cờ bạc chọi gà, hay trò cờ bạc bịp tôm, cua, cá, nai, bầu… lại tràn lan ra tận ngoài đường, thậm chí còn “họp” sát ngay phía bờ tường của trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội gần đó.

Chùa chính thức khai hội hôm mùng 6, nhưng trò cờ bạc chọi gà thì “khai” từ hôm mùng 5, nghĩa là trước đó một ngày. Điều đáng phàn nàn là trò cờ bạc núp bóng lễ hội với mức sát phạt khá lớn này được “hợp thức hóa” nhân mấy ngày lễ hội nên họ đánh bạc thoải mái mà ít bị nhòm ngó gì cả (?!).

Để lễ hội chùa Duệ Tú vào những năm kế tiếp không còn nhiều “sạn”, nhất là các trò cờ bạc sát phạt nhau không còn hiện diện nữa thì nhà chùa cũng như Ban Tổ chức lễ hội cần phải kiên quyết và nghiêm khắc hơn nữa trong việc giám sát các hoạt động tại lễ hội. Nếu thấy các sới cờ bạc sát phạt nhau thông qua chọi gà, hay các trò chơi dân gian khác thì phải khai trừ ra khỏi phạm vi lễ hội. Xin đừng để cờ bạc, cá độ “ăn theo” lễ hội mà lại là lễ hội nhà chùa thì khó mà hoan hỷ được…

Nguyễn Hương Huyền
(Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội)

Về lễ hội chùa Duệ Tú

Năm nay, vào sáng 16-4, tức ngày 7 tháng 3 năm Quý Tỵ, chùa Duệ Tú cùng các cấp chính quyền phường Quan Hoa và nhân dân địa phương trang nghiêm tổ chức lễ giỗ Tổ, đây cũng là lễ hội truyền thống chùa Duệ Tú.

duetu 2.jpg

duetu 3.jpg

Những hoạt động văn hóa ở lễ hội chùa Duệ Tú

Chùa Duệ Tú nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt, là quần thể di tích lịch sử văn hóa, là danh thắng tâm linh ở phía tây thủ đô Hà Nội. Mùa xuân năm 1990 chùa Duệ được nhà nước công nhận và xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Chùa Duệ Tú là nơi thờ Đức Thánh Tổ Lê Nghĩa hiệu Đại Điên sinh ngày 18 tháng 10 âm lịch thuộc đời vua Nhân Tông triều Lý và mất ngày 7 tháng 3. Ngài là người gốc địa phương thôn Tiền và chính nơi đây trước kia là nhà ở của ngài, đồng thời cũng là nơi an táng phần mộ của ngài.

Ngài Lê Nghĩa hiệu Đại Điên là một thiền sư đắc đạo, một lương y nổi tiếng, một công thần lớn có công giúp nước thời nhà Lý đã được các triều Vua phong tước Thượng đẳng thần, được người đời ca ngợi, được sử sách ghi chép lưu truyền.

Cẩm Vân - Hoàng Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tổ đình Vạn Thọ (Q.1) với cờ, hoa đầy sắc màu soi bóng bên dòng kênh Nhiêu Lộc - Ảnh: Quảng Đạo

[Ảnh] Phật đản về trên các tự viện Q.1 và Q.8

GNO - Lễ đài Phật đản với cờ, hoa, băng-rôn, biểu ngữ đầy sắc màu được các tự viện trên địa bàn Q.1 và Q.8 thiết trí nhằm kính mừng ngày Đản sanh của Đức Phật cũng như tạo nên không khí vui tươi trong suốt thời gian diễn ra sự kiện Phật giáo quan trọng này.

Sắc màu Phật đản đặc trưng ở thiền môn xứ Huế cổ kính - Ảnh: QĐ/BGN

[Ảnh] Phật đản về trên cố đô Huế

GNO - Đón mừng ngày Đản sanh của Đức Từ Phụ, lễ đài tại Quốc tự Diệu Đế - nơi cử hành lễ Mộc dục trước khi rước Phật đản sanh và lễ đài tại tổ đình Từ Đàm - nơi cử hành Đại lễ Phật đản của GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, các công tác thiết trí đã và đang được hoàn thành một cách chu đáo, tỉ mỉ.

Thông tin hàng ngày