Cảnh giác với nạn "sư giả"

Su giả ở lễ hội chùa Bà (Bình Dương)
Su giả ở lễ hội chùa Bà (Bình Dương)
GNO - Truyền thống khất thực vào thời Đức Phật nhằm tạo cho Tăng Ni sự khiêm cung và qua việc đi khất thực, giới Tăng Ni sẽ có dịp tiếp xúc và hiểu thêm về quần chúng. Tuy nhiên ngày nay do có quá nhiều "sư giả" cũng giả bộ đi "khất thực" làm xấu hình ảnh của Tăng đoàn... 

Do vậy, vào năm 1989 Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quyết định không để Tăng Ni thực hiện pháp khất thực nữa. Đó là điều đáng tiếc, song phù hợp với thực tế có sự "biến tướng" từ cuộc sống.

>> "Hiệp sĩ" Bình Dương vạch mặt sư dỏm

Thời gian gần đây, báo chí cũng đã phản ánh rất nhiều việc những người lười lao động mà thích có tiền ăn xài từ mồ hôi, sức lao động của nhiều tấm lòng nhân hậu, giả danh sư để "khất thực" - thực chất là ăn xin. 

Thiết nghĩ, Giáo hội nên tuyên truyền phổ biến rộng rãi để người dân được biết chủ trương của Giáo hội nhằm không làm xấu hình ảnh của đạo Phật chúng ta và không tiếp tay cho kẻ xấu . 

Song song đó, người dân cũng cảnh giác với những người giả sư đến từng nhà để bán nhang, phát tờ rơi để kêu gọi từ thiện (hành động lừa gạt trắng trợn)...

Thiết nghĩ, để cúng dường Tam Bảo chúng ta nên đến trực tiếp một ngôi chùa tâm linh nào đó hoặc nếu muốn làm phước, bố thí chúng ta nên đến trực tiếp báo Giác Ngộ hoặc bệnh viện để chung tay giúp đỡ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày