Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhút nhát?

GNO - Những trẻ nhút nhát có nguy cơ trở nên sợ hãi khi lớn lên, so với các trẻ dạn dĩ và hòa nhập tốt với môi trường. Một nghiên cứu mới đây báo cáo rằng sự quan tâm tốt của cha mẹ sẽ giúp trẻ nhút nhát cải thiện rất nhiều, kết quả của nghiên cứu được phát hành trên tạp chí Sự phát triển của Tr(the Journal of Child Development) ngày 18-12 qua.

Nhút nhát và “chạy trốn” đối với môi trường hay tình huống mới có liên hệ đến sự sợ hãi sau này nếu như không có được sự quan tâm của người trông trẻ hoặc cha mẹ. Sự quan tâm chính là xây dựng mối quan hệ, môi trường ấm áp và khích lệ để trẻ cảm thấy tự tin khám phá thế giới khi biết có cha mẹ đang “ở đâu đó” và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, an toàn khi tìm đến sự bảo vệ của cha mẹ những lúc tinh thần trẻ không tốt.

tre.jpg
Các nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ bị ức chế trong hành vi
ứng xử sẽ có nguy cơ trở nên lo lắng, sợ hãi - Ảnh chỉ mang tính minh hoạ

Tác giả nghiên cứu, Erin Lewis-Morrarty thuộc Đại học Maryland (Hoa Kỳ) chia sẻ: Cha mẹ có thể mang lại cho trẻ sự kết nối an toàn (secure attachment) bằng cách khích lệ và có quan tâm, phản hồi đối với những buồn vui và bất an của trẻ.

Trẻ nhút nhát

Có khoảng 15-20% trẻ có tính khí đặc biệt mà các nhà khoa học gọi là bức chế trong hành vi ứng x (behavioral inhibition). Ví dụ như: Ở sân chơi, trẻ thường rút lui, không tham gia cùng bạn bè; hay trẻ có phản ứng tiêu cực trước một môi trường hoặc hoàn cảnh mới, lạ.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy  trẻ bị ức chế trong hành vi ứng xử sẽ có nguy cơ trở nên lo lắng, sợ hãi trước khi lên 7 tuổi cao hơn so với các trẻ khác.

Nghiên cứu trên cho thấy các trẻ bị ức chế trong hành vi ứng xử trong suốt thời thơ ấu, từ lúc 14 tháng tuổi cho đến 7 tuổi nhưng không có được sự kết nối an toàn từ cha mẹ hoặc người chăm sóc có nguy cơ trở nên lo lắng, hoang mang hay thậm chí là sợ hãi khi đến 14-17 tuổi.

Trái lại, những trẻ bị ức chế trong hành vi ứng xử nhưng có sự kết nối tốt của cha mẹ hoặc người chăm sóc (thường là mẹ) thì không phải đối mặt với sự phát triển các trạng thái tâm lý tiêu cực vừa kể khi ở tuổi thanh thiếu niên.

Ức chế và lo lắng

Các nhà nghiên cứu quan sát lại 165 trẻ tuổi từ 14-17 tuổi khi các em tham gia nghiên cứu lúc 1-2 tuổi. Khi ấy, các em được cho tiếp xúc môi trường mới, tương tác với những vật thể lạ. Các trẻ được tạm cách ly với cha mẹ và các nhà nghiên cứu xác định vai trò của tương tác (kết nối) cha mẹ - con trẻ trong những tình huống này.

Theo quan sát, những trẻ có kết nối tốt với cha mẹ cảm thấy lo lắng khi cha mẹ rời khỏi phòng nhưng sau khi cha mẹ quay lại thì trẻ thấy dễ chịu và sà vào cha mẹ. Còn những trẻ không có kết nối tốt với cha mẹ hoặc người chăm sóc thì làm ngơ luôn với cha mẹ (hoặc người chăm sóc), hoặc là đi tìm cha mẹ (người chăm sóc) nhưng lại giận dữ và khó chịu sau khi tìm thấy. Số khác còn có biểu hiện sợ hãi, lo lắng khi tìm thấy cha mẹ.

Sau đó, khi lớn lên, trẻ được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi về các dấu hiệu sợ hãi. Kết quả cho thấy rằng những trẻ nhút nhát, từng có biểu hiện tiêu cực trong quan sát lúc 1-2 tuổi có nguy cơ trở nên lo lắng, sợ hãi hơn các trẻ khác. Theo đó, bé trai nhút nhát có nguy cơ cao hơn các bé gái có lẽ do sự nhút nhát ít được chấp nhận trong tương tác xã hội ở bé trai hơn là bé gái.

Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò bảo vệ của mối liên kết mạnh mẽ giữa cha mẹ - con cái (kết nối an toàn), giúp xác định các trẻ có nguy cơ phát triển tâm lý sợ hãi, lo lắng và giúp hướng dẫn cha mẹ xây dựng mối liên hệ gắn kết với con nhỏ.

Trần Trọng Hiếu
(Theo The Live Science)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày