TP.HCM lần đầu tiên chính thức công bố dịch sởi

Trẻ tiêm vắc-xin phòng sởi tại TP.HCM - Ảnh: Thu Hiến
Trẻ tiêm vắc-xin phòng sởi tại TP.HCM - Ảnh: Thu Hiến
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trước tình hình số ca bệnh sởi tăng nhanh và đã có 3 trẻ tử vong vì sởi, ngày 27-8, UBND TP.HCM đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn Thành phố.

Quyết định của UBND TP.HCM nêu rõ, đây là bệnh truyền nhiễm nhóm B, lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. Người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

UBND TP.HCM giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo của Bộ Y tế; thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch sởi, chủ động tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch không để bùng phát trong cộng đồng, kịp thời báo cáo về UBND Thành phố và Bộ Y tế theo đúng quy định. Cụ thể, những trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải thực hiện khai báo đầy đủ, chính xác với cơ quan y tế trong vòng 24 giờ sau khi được chẩn đoán để được quản lý và xét nghiệm theo đúng quy định.

Trẻ điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM - Ảnh: Duyên Phan
Trẻ điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM - Ảnh: Duyên Phan

Thành phố sẽ thực hiện chiến dịch tiêm vắc-xin bổ sung sởi - rubella không kể tiền sử tiêm chủng vắc-xin này trước đó cho tất cả trẻ từ 1 - 5 tuổi đang sống trên địa bàn. Đồng thời tổ chức thu dung, điều trị, chăm sóc, cách ly y tế và kiểm soát dịch tại cộng đồng theo đúng các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Trước đó, UBND TP.HCM đã có công văn gửi Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND quận huyện, TP.Thủ Đức về việc triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh sởi.

Ngày 27-8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết tuần qua, đã ghi nhận 85 ca sốt phát ban nghi sởi sống tại Thành phố, trong đó 20 ca dương tính (23,5%), 44 ca không lấy mẫu (51,8%), 17 ca chưa có kết quả (20,0%) và 4 ca âm tính (4,7%).

Tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến tuần qua là 525 ca. Cụ thể, có 209 ca dương tính (39,8%), 164 ca không lấy mẫu (31,2%), 2 ca có kết quả xét nghiệm không xác định (0,4%), 23 ca chưa có kết quả (4,4%) và 127 ca âm tính (24,2%).

Trước nguy cơ bệnh sởi có thể bùng phát do tỉ lệ tiêm phòng thấp, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp nhằm tăng tỉ lệ bao phủ vắc-xin, ngăn ngừa nguy cơ bệnh sởi lây lan rộng trong cộng đồng.

Theo ước tính, TP.HCM sẽ tiêm bổ sung vắc-xin sởi cho khoảng 517.250 trẻ theo hình thức tiêm chiến dịch tại trường học, trạm y tế, bệnh viện, kéo dài từ tháng 7 đến 9-2024.

Ngành y tế TP.HCM khuyến cáo phụ huynh cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc-xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc-xin phòng sởi.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm

Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng

GNO - Sáng 19-11, Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm chuẩn bị cho dự án “Tổ chức điều tra, sưu tầm tài liệu nghiên cứu biên soạn bộ tổng tập Phật giáo Thăng Long - Hà Nội”, tại chùa Bằng - Linh Tiên tự (Q.Hoàng Mai).
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1276 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Thân bệnh mà tâm không khổ

GNO - Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1278 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Nắng sẽ về trên môi em thơ

GNO - Ba hôm rồi không thấy các em Kha, Nhi, Long đến lớp, Thư sốt ruột. Cơn bão vừa rồi mạnh quá, dù đã chuẩn bị trước nhưng những hậu quả mà nó để lại thì không thể lường trước được.

Thông tin hàng ngày