Chọn con đường... từ bỏ - Kỳ cuối: Lý tưởng cao đẹp cần phải giữ gìn!

Khép lại loạt bài này là những chia sẻ từ quý vị tôn đức Tăng Ni, bạn đọc về việc hành giả từ bỏ những danh lợi của trần gian, cắt ái để đi trên đường vui tu tập, sống đời tỉnh thức... Tất cả đều khẳng định tu là hạnh phúc, là đi ngược dòng đời và đương nhiên sẽ có không ít khó khăn nên cần phải giữ gìn!  

Nhân lành, quả lành

Sau khi khởi đăng loạt bài “Chọn con đường… từ bỏ”, Giác Ngộ đã nhận được hàng chục e-mail của bạn đọc, trong đó có những bạn trẻ đang có ý định xuất gia gửi về bày tỏ lòng ngưỡng mộ những người có chí xuất trần và cũng muốn biết rõ hơn về việc “tại sao quý vị ấy lại dễ dàng bỏ những cái mình phải khó khăn mới tạo ra được?”, bạn T.H đặt vấn đề. Phóng viên Giác Ngộ đã đem những gửi gắm ấy đến chư vị tôn đức và đều nhận được câu trả lời chung là “những vị tu sĩ trẻ bỏ được danh đi tu là do đã gieo trồng nhân lành từ nhiều đời, đó là nhân với Tam bảo”. Sư cô Thích nữ Như Nguyệt (giáo thọ của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM) nhấn mạnh về nhân duyên xuất gia là việc người đó đã từng phát nguyện đi vào đường tu từ lâu, nay gặp và… nhớ lại chứ không phải chán đời. Đó chính là lý tưởng của người tu mà theo Sư cô Như Nguyệt người chọn con đường ấy có tâm nguyện buông xả rất cao, họ nhận thấy đó là con đường mang lại hạnh phúc cho mình và cho người!

duongtu.gif

Nói thêm về việc từ bỏ của những người trẻ phát tâm xuất gia, thầy Thích Thiện Giới (Tăng sinh khóa VIII, Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM) cũng cho rằng đó là do nhân duyên và cứ đến lúc đó thì người ấy tự khắc… bỏ (mái tóc, y phục và nhiều thứ bên ngoài cũng như khép lòng với những ham muốn khác từ nội tâm). Xét về mặt xã hội của việc đó, ĐĐ.Thiện Giới chia sẻ: “Hình ảnh đẹp của quý thầy, quý sư cô từ cách sống thanh thoát cũng tác động ít nhiều đến những người trẻ, giúp họ nhận ra hạnh phúc thực tế không phải là danh lợi, địa vị mà chính là sự tu tập trong Tăng đoàn, theo giáo pháp của Phật”.

Còn ĐĐ.Thích Chúc Dũng (chùa Bảo Tịnh, Bình Thạnh, TP.HCM) thì lý giải sâu sắc hơn con đường “cắt ái, xả danh” như sau: “Muốn có hạnh phúc thì người tu đương nhiên phải đoạn ly ái (yêu thương của thế gian) và danh lợi... Những thứ ấy là chướng ngại ngăn trở lòng từ bi rộng lớn và trí tuệ phát khởi - vốn là tiêu chí hướng đến của người tu, đảm bảo đời sống hạnh phúc”. Thầy cũng nhận định rằng con đường tu không phải là chuyện một ngày, một bữa nên “cắt ái này thì cái ái khác sẽ sinh, lìa được danh này thì danh khác sẽ phát khởi, không khéo là rất nguy hiểm!”.

Giữ gìn đường tu

Đi tu là bước đầu trong hành trình tìm đường giải thoát, đem lại nguồn vui cho mình và người, nhưng trên con đường ấy không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mà như trong loạt bài vừa rồi, các nhân vật đã phải đấu tranh rất nhiều với chính bản thân mình và cả với những ngoại cảnh bên ngoài! Bạn đọc lehieunhan@... chia sẻ: “Con cũng có ý muốn xuất gia nhưng vì cuộc sống có nhiều lôi kéo như công việc mình đang làm rất tốt, thăng tiến, có một người người con gái yêu mình và hứa yêu suốt đời… Rồi ba mẹ cũng chưa cho đi nên con vẫn còn trôi lăn, quẩn quanh với đời sống của một người bình thường. Do vậy, nhìn quý thầy, quý sư cô đi xuất gia được là cả một “trận chiến”, đã thắng được một lần, thắng lớn như vậy thì quý thầy, sư cô ráng giữ gìn nhen”. Lời nhắn chân thành ấy của bạn cũng chính là trăn trở của những vị tôn đức.

Sư cô Như Nguyệt cho biết: “Đi tu rồi đôi khi gặp những chướng duyên như bị rầy la chắc nhiều vị cũng thấy buồn và có sự so sánh giữa đời và đạo. Những khi đó nếu mình nhớ lại sơ tâm ban đầu cũng như có sự hành trì kinh điển, áp dụng vào đời sống để chuyển hóa dần, người tu cũng là chúng sinh tập tu thôi, tham, sân, si vẫn còn!”.

Thầy Chúc Dũng nêu cao vai trò của giới luật trong đời sống người xuất gia, “giữ đời tu bằng cách giữ giới”. Và thầy cho biết: “Giữ giới thanh tịnh thì định sẽ phát sinh, tâm mình không có những lo lắng, không yếu mềm trước cám dỗ!”. Bên cạnh đó, theo thầy Thiện Giới: “Khi có những va vấp trong cuộc đời tu tập, người tu cần nương tựa Tăng thân để vượt qua những giông bão; lìa chúng, rời bỏ Tăng đoàn thì sẽ bơ vơ và khó mà giữ vững đường tu”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.
Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.

Thông tin hàng ngày