Chùa Thượng Cát, tỉnh Thanh Hóa: Mong ước sớm được trùng tu

Giác Ngộ - Với mong muốn bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng xưa, giúp cho làng quê phát triển và con cháu trong làng thuận lợi trong học tập, sinh sống, cuối năm 2010, dân làng đã họp và đi đến nhất trí trả lại 10.000m2 đất để trùng tu lại chùa cũ làm nơi thờ Phật và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh, nơi hội họp giao lưu của làng, nơi gặp gỡ của bà con quê hương khi Tết đến xuân về, nơi nương tựa tâm linh, an ủi cho người già và nhân dân trong cuộc sống, nơi lưu giữ hồn quê đối với những người con đi xa quê hương…

Chùa Thượng Cát thuộc làng Thượng Văn, xã Thăng Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, (xưa thuộc thôn Ngọc Đảm, châu Nông Phong, phủ Tĩnh Gia), được khởi xây vào thế kỷ 18.

xai.jpg

Hình chỉ mang tính minh họa

Tộc phả họ Bùi Hữu còn ghi, năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Hưng (1779), vua Lê Hiển Tông trên đường thượng đạo phủ dụ, trừ nghịch tặc, dẹp loạn binh đao, qua vùng đất gần thôn Ngọc Đảm thì gặp trở ngại, quân không đi được, vua phải cho quân dựng trại nghỉ lại.

Đêm đó, vua được thần nhân báo mộng có Thành hoàng của làng Ngọc Đảm ân trợ. Sáng ra, vua cho truyền quan địa phương đến hỏi thì được rõ, Thành hoàng làng Ngọc Đảm là ông tổ dòng họ Bùi Hữu tên là Bùi Hữu Doãn, người lập nên thôn Ngọc Đảm. Vua truyền sai người sắm lễ vật và thân hành tới nhà thờ họ Bùi Hữu hành lễ.

Khi mọi chuyện đã yên, vua và ba quân tiếp tục lên đường. Gặp giặc, vua thân chinh cùng quân xung trận. Vua đi vào rừng tên mũi đạn mà như đi vào chỗ không người.

Thắng giặc, vua sai đình thần mang sắc chỉ phong cho Thành hoàng làng Ngọc Đảm là Thượng Công Phủ Quân Bản Thổ Thành Hoàng Ngọc Đảm Phúc Thần Đại Vương Thần Tích Trang Lam Tiếp Tiền Công - Phúc Thần Đại Vương Thượng Đẳng Tối Linh Thần.

Vua ban 60 quan tiền để sửa sang nhà thờ họ Bùi Hữu và dựng chùa Thượng Cát thờ Phật, ban lọng vàng thờ Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tam Tòa Tứ Vị Thánh nương tại nhà thờ họ Bùi Hữu.

Chùa Thượng Cát đã là ngôi chùa gắn bó với biết bao thế hệ, một lòng vì sự bình yên của làng quê, vì độc lập và tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong những người con của làng quê Thượng Văn ấy có một người con đã lập nên nhiều chiến công trong chống giặc ngoại xâm và đã đi vào sử sách, đó là ông Bùi Hữu Hiếu - vị Đại Đô đốc thời Tây Sơn, nhờ có công dẹp giặc phò vua, năm 1796 ông được vua Quang Toản phong là Hữu Bật Đạo Tổng Hữu Chi Các Vệ Đại Đô đốc. Ấn tín, sắc phong, gia phả còn được lưu giữ. Nhờ còn những hiện vật lịch sử đó cùng với những đóng góp của con cháu họ Bùi Hữu mà Từ đường và lăng mộ họ Bùi Hữu làng Thượng Văn đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 379/QĐ-VHTT ngày 22-9-2000.

Theo lời kể của các vị cao niên trong làng, xưa làng Thượng Văn là làng Trù Mật, có chùa Thượng Cát khang trang, tọa lạc trên khu đất đẹp rộng tới ba, bốn mẫu tây, chùa có tiếng linh thiêng trong vùng. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, thực hiện “Vườn không nhà trống”, không để cho giặc cướp bóc, chùa dần hoang tàn. Trong cải cách ruộng đất thực hiện chống mê tín, chống phong kiến, năm 1958 chùa bị dỡ bỏ.

Năm 1975, đình làng cũng bị phá. Sau năm 1975, đất chùa, đất đình được sử dụng vào việc trồng trọt, xây dựng nhà ở. Tư liệu ghi chép về chùa không còn, do chùa bị phá bỏ đã lâu, nhưng làng Thượng Văn hiện nay vẫn còn địa danh về chùa Thượng Cát như: bờ chùa, giếng chùa, ruộng chùa,… Và hình ảnh ngôi chùa xưa còn in đậm trong trí nhớ của các bậc cao niên trong làng.

Sau năm 1975, người làng đi công tác, làm ăn sinh sống ở khắp các miền quê trong cả nước. Song, theo thời gian, làng Thượng Văn càng trở nên nghèo khó tiêu điều. Qua ý kiến của nhiều người lớn tuổi trong làng, dân làng cũng nhận thức được: Sau nhiều năm phá chùa, phá đình, phong hóa đạo đức dân làng sa sút, truyền thống của làng mất dần, con cháu của làng đi ra làm ăn sinh sống đa phần khó khăn, làng có nhiều người chết trẻ.

Với mong muốn bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng xưa, giúp cho làng quê phát triển và con cháu trong làng thuận lợi trong học tập, sinh sống, cuối năm 2010, dân làng đã họp và đi đến nhất trí trả lại 10.000m2 đất  để trùng tu lại chùa cũ làm nơi thờ Phật và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh, nơi hội họp-giao lưu của làng, nơi gặp gỡ của bà con quê hương khi Tết đến xuân về, nơi nương tựa tâm linh, an ủi cho người già và nhân dân trong cuộc sống, nơi lưu giữ hồn quê đối với những người con đi xa quê hương…

Ý kiến chính đáng của dân làng đã thành văn bản được chính quyền xã chấp thuận ủng hộ, được Ban Đại diện Phật giáo huyện Nông Cống, Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa đồng tình, được chính quyền tỉnh có chủ trương cho phép.

Hiện hồ sơ, thủ tục xin trùng tu chùa Thượng Cát đã được gửi tới các cấp có thẩm quyền để được giải quyết. Hy vọng trong thời gian không lâu, trên mảnh đất xưa, chùa Thượng Cát sẽ được trùng tu để thỏa ước nguyện của người dân nơi đây.

Thượng Văn ngày 19-9-2011

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày