Chùa Tổng Bình Dân có trụ trì, khánh thành Tổ đường

GNO - Hôm qua, 12-11, tại chùa Tổng Bình Dân (Thánh Thọ tự) ở thôn Bình Dân, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã diễn ra lễ đón nhận quyết định kiêm nhiệm trụ trì và khánh thành ngôi Tổ đường.

img_0337_jpg.jpg
Niệm Phật cầu gia hộ tại buổi lễ

Chứng minh và tham dự có HT.Thích Thanh Hiện, UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên; ĐĐ.Thích Minh Phước, UV BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên, Phó ban thường trực BTS Phật giáo huyện Khoái Châu, chư tôn đức Tăng Ni và đông đảo Phật tử thập phương; lãnh đạo chính quyền địa phương cùng về tham dự.

img_0339_jpg.jpg
Chính quyền và người dân, Phật tử dự lễ

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Lê Tiến Khá, trưởng thôn Bình Dân cho biết, chùa Tổng Bình Dân có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều năm tháng, các hạng mục của ngôi chùa bị xuống cấp trầm trọng. Nhờ hồng âm Tam bảo, sự quan tâm của BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên, các cấp chính quyền, Phật tử và nhân dân địa phương cùng với các nhà hảo tâm, ngôi Tổ đường chùa đã được xây mới khang trang, tố hảo.

Nhân dịp này, chùa cũng tổ chức lễ công bố quyết định kiêm nhiệm trụ trì chùa cho ĐĐ.Thích Thanh Hùng.
 

Tại buổi lễ, ông Hoàng Văn Tâm, Bí thư thôn Bình Dân phát biểu cho biết, chùa  Tổng Bình Dân (còn gọi là Thánh Thọ tự), tọa trên mảnh đất xã Bình Dân, tổng Bình Dân, huyện Đông An, tỉnh Hưng Yên (nay là thôn Bình Dân, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).

Ngôi chùa này có từ bao giờ không biết, chỉ biết rằng nơi đây là vùng đất linh thiêng, người dân tự bảo nhau dựng lên một am thờ, mùng một hàng tháng dâng lễ cúng thần, Phật. Đến năm 1702, chùa được xây dựng với quy mô lớn. Dấu tích chùa hiện nay còn tập hương ước 37 trang chữ Hán Nôm, bia văn bia chữ Hán Nôm đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Nhà chùa đã nhờ dịch 3 văn bia sang tiếng Việt.

Văn bia thứ nhất có tên "Thánh Thọ tự bi" dịch là Văn bia chùa Thánh Thọ, nội dung văn bia này cho biết, vào thời điểm đó người dân địa phương cùng nhau xây dựng 3 gian tiền đường và 2 căn nhà lớn của chùa; văn bia thứ 2 mang tên "Thánh Thọ tự bi ký" tức là bài viết trên bia chùa Thánh Thọ, nội dung văn bia cho biết thêm cũng vào thời điểm ấy, mọi người dân địa phương cùng nhau xây dựng bậc thềm đá thượng điện, cây hương, tiền đường, hậu đường, án tiền, gác chuông cùng hai bên tả, hữu hành lang; văn bia thứ 3 mang tên "Thánh Thọ tự bi ký" tức là bài viết trên bia chùa Thánh Thọ, nội dung văn bia cho biết thêm cũng vào thời điểm ấy, người dân địa phương cùng nhau xây dựng bậc thềm đá, tam quan và tường xung quanh.

Như vậy, cả 3 văn bia đều có chung một thời điểm dựng năm Chính Hòa (23 - 1702), hiện 3 bia này còn đang lưu dựng tại của đình Văn Chỉ, thôn Bình Dậu.

Ngoài tập hương ước 37 trang chưa được dịch và 3 văn bia nói trên nhà chùa còn sưu tầm được: quả chuông to có tên "Thánh Thọ tự" đã được nhà chùa rước về tháp chuông của chùa; ba sắc phong của Thánh Thọ tự; ba ngôi mộ Tổ; 432 m2 đất ao của Thánh Thọ tự.

Tóm lại, qua các vật chứng còn đang hiện hữu và các cứ liệu trên văn bia có thể khẳng định rằng, chùa Thánh Thọ được khởi nguồn từ nhiều thế kỷ với kiến trúc đơn giản không còn dấu tích, đến năm 1702 (triều Lê Huy Tông) nhân dân địa phương tiến hành trùng tu, xây dựng trên quy mô lớn như nội dung văn bia đã ghi.

Theo ông Bí thư, trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với biết bao thăng trầm của lịch sử, do thời gian và chiến tranh tàn phá, ngôi chùa tưởng như chìm vào quên lãng. Suốt một thời gian dài, qua nhiều năm, Phật tử và nhân dân thôn Bình Dân không có chùa, tuần rằm, mồng một hàng tháng phải đi lễ tụng ở các chùa khác, trẻ em lớn lên ít hiểu biết về Phật pháp... nên rất là thiệt thòi.

Trước nhu cầu cấp bách cần có một ngôi chùa để phục vụ đời sống tâm linh, Phật tử và nhân dân thôn Bình Dân và cả xã Tân Dân đã xác định rõ việc tôn tạo, khôi phục lại ngôi chùa Tổng Bình Dân là rất cần thiết. Nhân duyên Phật pháp, đầu năm 2016 với sự quyết tâm của lãnh đạo thôn, xã, sự đồng thuận của toàn thể Phật tử và nhân dân thôn Bình Dân, xã Tân Dân đã thỉnh mời được ĐĐ.Thích Thanh Hùng về kiêm nhiệm trụ trì chùa Tổng Bình Dân.

Nói là mời Đại đức về trụ trì, nhưng thực chất là mời Đại đức về khôi phục lại ngôi chùa, vì trước mặt Đại đức là một cánh đồng lúa với 3 ngôi mộ Tổ xiêu vẹo, ông Tâm bày tỏ. 

Hơn 1 năm qua, ngôi Tổ đường đã hoàn thành từ tâm nguyện nhân dân hiệp với đại nguyện phục dựng chùa xưa của ĐĐ.Thanh Hùng.

Theo đó, từ 432m2 đất ao chùa Thánh Thọ còn lại, được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các tập đoàn, các công ty, các gia đình Phật tử có tâm huyết gần xa, các mạnh thường quân cùng toàn thể nhân dân, đặc biệt là sự cố gắng không ngừng nghỉ của ĐĐ.Thích Thanh Hùng, chùa Tổng Bình Dân từ từ mọc lên trong niềm hoan hỷ của Phật tử và nhân dân.

"Từ đây, mọi người đã có chùa để tụng niệm, được tiếp cận và hiểu sâu hơn về Phật pháp nhiệm mầu, để rồi con cháu hiếu thuận với ông bà, cha mẹ; tình làng nghĩa xóm được gắn chặt hơn sau những buổi tụng kinh niệm Phật. Cũng từ hôm nay, tiếng chuông chùa Thánh Thọ sẽ ngân vang, ngân xa và mãi mãi đến muôn đời sau", ông Bí thư thôn xúc động.

Cho đến thời điểm hiện tại, chùa Tổng Bình Dân được xây dựng với đầu tư gần 8 tỷ đồng, tuy nhiên, để hoàn thiện ngôi chùa dự kiến cần khoảng 84 tỷ nữa.

 
img_0406_jpg.jpg
HT.Thích Thanh Điện trao quyết định bổ nhiệm tới ĐĐ.Thích Thanh Hùng

Tại buổi lễ, ĐĐ.Thích Minh Phước đã đọc quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Tổng Bình Dân cho ĐĐ.Thích Thanh Hùng. Đối trước chư tôn đức cùng đông đảo nhân dân Phật tử, ĐĐ.Thích Thanh Hùng đã tiếp nhận quyết định bổ nhiệm trụ trì do HT.Thích Thanh Hiện trao.
 

Đón nhận nhiệm vụ mới này, ĐĐ.Thích Thanh Hùng đã dâng lên lời phát nguyện sẽ tiếp tục xây dựng ngôi chùa Tổng Bình Dân khang trang tố hảo; thực hiện đúng Hiến chương của Giáo hội, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để phát triển các hoạt động Phật sự, hướng dẫn đạo tràng Phật tử địa phương cùng tinh tiến tu tập.
 

Lãnh đạo chính quyền địa phương và HT.Thích Thanh Hiện đã phát biểu chúc mừng, gửi gắm niềm tin vào Đại đức tân trụ trì sẽ đem ánh sáng Phật pháp tới nơi đây, làm cho đạo pháp và dân tộc hòa quyện, cùng phát triển...

img_0522_jpg.jpg

 Cuối buổi lễ, chư tôn đức cùng quý vị đại biểu cắt băng khánh thành (ảnh) Tổ đường, dâng hương và động thổ xây dựng Điện Mẫu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày