Chùa Tuyết Sơn được công nhận di tích cấp tỉnh

GNO - Ngày 18-10, UBND xã Nghi Tiến (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) tổ chức lễ đón bằng công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh chùa Tuyết Sơn.

Được biết, ngày 6-8-2014, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 3724/QĐ-UBND công nhận chùa Tuyết Sơn là Di tích lịch sử cấp tỉnh

tuyet son 1.jpg


Chùa Tuyết Sơn - Di tích lịch sử cấp tỉnh

Chùa Tuyết Sơn tọa lạc tại xóm 8 hay còn gọi là xóm chùa tại xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Theo sử sách ghi lại chùa  được xây dựng vào năm 1801, thời Cảnh Thịnh thứ 9, dưới triều vua Quang Trung, thuộc địa phận làng Hải Thanh, tổng La Vân, nay thuộc xóm 8, xã Nghi Tiến.

Chùa Tuyết Sơn thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Tam tòa Thánh mẫu, Đức Thánh Trần... Ngôi chùa tọa lạc ở giữa cánh đồng rộng lớn, phía trước có dòng sông Cấm, xung quanh có núi non chầu về.

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Tuyết Sơn là nơi luyện tập quân sự của bộ đội và dân quân, là nơi hội họp bí mật của cán bộ Đảng, chính quyền xã chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.

Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa Tuyết Sơn là kho cất giấu vũ khí, đạn dược của bộ đội, là nơi làm việc của Đảng, chính quyền xã. Chùa Tuyết Sơn là di tích kết tinh nhiều giá trị tốt đẹp và quý báu về lịch sử, văn hóa và kiến trúc.

tuyet son 2.jpg


Bia đá cổ tại chùa, phục dựng năm 2009

Hơn 200 năm lịch sử hình thành và tồn tại, chùa Tuyết Sơn còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng...

Chính quyền xã Nghi Tiến đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng cho phép xây dựng, phục hồi hoạt động của chùa Tuyết Sơn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày