Có bà mẹ nào hổng thương con?

GNO - Hai bà mẹ mà tôi gặp trong khoảng hai tuần trở lại đây đã gây cho tôi ấn tượng và cảm xúc mạnh. Họ đều là bà mẹ quê, cứ nhắc đến con là ứa nước mắt, là lại thấy lòng xót xa, lại thấy tình mẹ bao giờ cũng mênh mênh, lúc nào cũng nghĩ cho con…

1299893289_1367728351_ce5e739fff_o.jpg

Hai mẹ con - Ảnh minh họa

1. Đó là bà mẹ (là mẹ của một bạn là bạn của em tôi), người mẹ ấy vốn là cô giáo dạy thể dục ở Đức Trọng (Lâm Đồng). Bà có hai đứa con, đứa lớn học kiến trúc đã ra trường, đứa nhỏ đang học đại học ở tận ngoài Bắc, bên quân đội. Sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu như người mẹ ấy không bị một tai nạn kinh hoàng cách đây hơn một tháng. Trong một lần đi dạy về (tuổi đã đúng để nghỉ hưu nhưng vì ở nhà vắng vẻ quá nên cô (tôi gọi là cô - NV) đã tiếp tục gắn với mái trường và học trò thân thương) thì bị xe tải cán nát hai chân.

Cảm ơn hai bà mẹ đã cho tôi thêm niềm tin, rằng hổng có bà mẹ nào không thương con, dẫu đâu đó cũng có bà mẹ “làm thịt” con mình bằng nhiều cách đau đớn, tàn nhẫn. Niềm tin ấy không mong manh chút nào!

Tưởng đã không qua khỏi, nhưng phước phần vẫn còn để cô vượt qua tai nạn ấy nhưng với đôi chân không còn. Hôm tôi và bạn bè đồng tu đi thăm cô ở bệnh viện Chợ Rẫy đã không thể cầm lòng được trước hình ảnh đau đớn của cô, rồi hình ảnh cậu con trai đầu phải bỏ việc vào túc trực bên mẹ, và cả những lời cô chia sẻ: “Giờ cô chẳng còn gì, nghĩ thương hai đứa con, chưa đứa nào yên bề cả, đứa thì chưa có gia đình, đứa thì còn học hành nên cô mới gắng sống, chịu đựng…”. Và cô khóc. Dường như một tháng qua là ác mộng đối cô, bởi thi thoảng cô vẫn chưa tin mình mất đi đôi chân dẫu đó là sự thật.

Con cô lúc đầu cũng không thể tin, bàng hoàng, lo lắng, nhưng rồi ai cũng hiểu, nếu người lành, người khỏe mà không vững chãi để làm điểm tựa, để nâng đỡ người bệnh thì sẽ cùng xô đẩy nhau vào đường cùng của sự tuyệt vọng, khổ đau.

May là các con cô đã đủ sức vượt qua, chấp nhận và an ủi, giúp cô tinh thần để sống tiếp, để vượt qua nỗi mất mát quá lớn mà cô chưa bao giờ nghĩ tới. Thoáng, tôi nghĩ về vô thường. Những người bạn đồng tu của tôi hôm ấy hẳn cũng nghĩ về vô thường. Cuộc sống vốn vô thường, nhưng chỉ có điều ta không có ý niệm về nó hoặc có ý niệm ngược lại là nó sẽ thường còn - nên khi vấp phải sự mất mát mình dễ chênh chao, suy sụp, mất nhiều thời gian để cân bằng! Có không ít người đã ngã quỵ trước dòng đời nghiệt ngã, trước sự vô thường ấy. Song, với người mẹ ấy, điều cô nói trong khi chia tay chúng tôi nơi giường bệnh chính “vì các con mà cô sống”, dẫu chưa biết ngày mai, ngày kia sẽ thế nào.

Cái ước mơ được ở nhà chăm cái vườn, giữ cháu của một người mẹ hẳn vẫn còn đó trong lẽ sống hôm nay và cả ngày mai, dù đôi chân không còn, dù nỗi bàng hoàng của tai nạn ập xuống ấy vẫn còn ám ảnh. Nhưng tôi tin ở tình thương và nghị lực của người mẹ trước khát vọng sống vì con của cô.

2. Và bà mẹ thứ hai trong hành trình bảy ngày vừa qua tôi gặp, cũng ở bệnh viện. Nhưng lần này là mẹ đi chăm con bệnh. Đứa con bị bệnh ung thư buồng trứng nằm ở bệnh viện Ung Bướu. Từ Đắc Lắc, người mẹ ngoài 40 ấy trông khắc khổ và già hơn tuổi của mình đã lặn lội xuống Sài thành, ăn nhờ, ở đậu để chăm con. Con gái cô vốn là niềm hi vọng của gia đình, vì vừa đậu Đại học Tây Nguyên, đi học mới có chưa đầy một học kỳ thì phát hiện bệnh.

50836749_42-15962130.jpg

Đau lòng! À không, phải nói là rất đau lòng, bởi niềm hi vọng về một tương lai con thành đạt, rồi dắt dìu ba đứa em cùng vào đại học của hai mẹ con cô đã tắt lịm, và được thay thế bằng một hi vọng khác: lạy Phật, lạy trời cho nó khỏe, nó khỏi bệnh… Rồi cô khóc. Lại là những giọt nước mắt của người mẹ. Và bao giờ giọt nước mắt của những người mẹ khóc vì thương con cũng làm tôi xốn xang, tim co thắt mạnh, đau!

Người mẹ lại ước, nó mà khỏe lại, rồi nó đi học là cô ưng nhứt, có khổ bao nhiêu cũng ráng chạy. Hình như, khi đứng trước ngưỡng cửa sanh tử thì người ta luôn ước chỉ cần sống là có thể chịu đựng tất cả.

Ai cũng biết ung thư là một bệnh thời đại, rất đỗi hiểm nguy nên nhà nào, người nào có thân nhân hoặc chính mình dính phải bệnh này kể như mang án… tử. Nhà cửa lao đao, tâm thần bấn loạn và đủ những hệ lụy, khổ đau gõ cửa. Thế nên những giọt nước mắt, nỗi lo và ước mong của người mẹ ấy tôi hiểu, cảm thông và cũng thầm cầu mong là những điều lành có thể đến bên cô, cũng có nghĩa là đến bên con gái cô đang nằm trong bệnh viện.

Cuộc sống là vậy đó. Vô thường. Mình nhận rõ, nhưng mình không thể vô tâm trước nỗi đau con người. Lý lẽ của con tim, của tình người không cho phép mình thờ ơ trước cuộc sống. Phải suy nghiệm, lắng nghe, để thương và sẻ chia. Đó là lý lẽ và mệnh lệnh trái tim để mình thực tập và nuôi lớn tâm từ, ít nhiều cũng là cách ôm ấp khổ đau cho người khác.

Cảm ơn hai bà mẹ đã cho tôi thêm niềm tin, rằng hổng có bà mẹ nào không thương con, dẫu đâu đó cũng có bà mẹ “làm thịt” con mình bằng nhiều cách đau đớn, tàn nhẫn. Niềm tin ấy không mong manh chút nào!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Giáo hội khuyến khích Phật tử TP.HCM treo cờ đèn, thiết trí lễ đài Phật đản tại tư gia

Giáo hội khuyến khích Phật tử TP.HCM treo cờ đèn, thiết trí lễ đài Phật đản tại tư gia

GNO - Hòa thượng Trưởng ban Trị sự nhận định Đại lễ Phật đản là sự kiện thiêng liêng của người con Phật khắp nơi trên thế giới. Do đó, Hòa thượng thay mặt Giáo hội TP.HCM kêu gọi và khuyến khích Phật tử thiết trí vườn Lâm-tỳ-ni, trang trí cờ hoa kính mừng Phật đản tại tư gia, khu phố… mừng ngày Khánh đản Đức Thế Tôn.
Bàn giao giếng khoan đến bà con thôn 2, xã Ia Rvê

Bàn giao giếng khoan và tặng quà đến bà con H.Ea Súp (Đắk Lắk)

GNO - Ngày 20-4, Ni sư Thảo Liên, Trưởng Từ thiện xã hội Phật giáo TP.Buôn Ma Thuột, trụ trì tịnh xá Ngọc Ban (TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), cùng Đại đức Thích Minh Sơn, gia đình Phật tử Phước Minh đến từ TP.HCM đã đến H.Ea Súp trao giếng khoan và trao quà cho bà con tại xã Ia Rvê, H.Easúp.

Thông tin hàng ngày