Đại lễ Phật đản trang nghiêm tại Khánh Hòa

GNO - Phật giáo Khánh Hòa tổ chức lễ chính thức Đại lễ Phật đản hồi sáng 21-5-2016 (15-4-Bính Thân) tại lễ chính thiết trí ở chùa Long Sơn (TP.Nha Trang).

Tại buổi lễ, HT.Thích Quảng Thiện, UV HĐTS, Phó BTS GHPGVN tỉnh, Trưởng ban Từ thiện xã hội PG tỉnh tuyên đọc Thông điệp Phật đản PL.2560 của Đức Pháp chủ GHPGVN.

DSC_0081.JPG
Cung thỉnh chư tôn đức quang lâm lễ đài chính

HT.Thích Ngộ Tánh, UV HĐTS, Phó BTS PG tỉnh tuyên đọc Diễn văn khai mạc Đại lễ Phật đản PL.2560 của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN.

Ông Trần Văn Mãnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh Khánh Hòa đọc thư chúc mừng Đại lễ Phật đản của Chủ tịch UBTƯMTTQVN Nguyễn Thiện Nhân.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Đắc Tài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa phát biểu chúc mừng Phật đản PL.2560 và đánh giá cao truyền thống của Phật giáo Khánh Hòa luôn đồng hành cùng dân tộc.

Trong những năm qua Phật giáo đã làm được những công việc tốt đạo đẹp đời, đoàn kết yêu nước, đặc biệt đã cử quý thầy làm nhiệm vụ trụ trì các chùa tại huyện đảo Trường Sa - góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, ông Tài khẳng định.

Ông Phó Chủ tịch nhận định, chương trình từ thiện xã hội của PG tỉnh đã đóng góp hàng tỷ đồng, giúp đỡ đồng bào nghèo, người khuyết tật, tích cực tham gia chương trình an sinh xã hội.

DSC_0083.JPG


Nghi thức truyền thống - kính mừng Phật đản PL.2560

Sau khi các anh chị huynh trưởng và các em GĐPT múa dâng hoa cúng dường Đức Phật đản sinh, HT.Thích Minh Châu, UV HĐTS, Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Chủ sám cử hành nghi thức kính mừng Phật Đản sinh, tụng bài Khánh đản và cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, hồi hướng công đức pháp giới chúng sinh đều trọn thành Phật đạo. 

Trí Bửu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày