Đại lễ Vu lan tại thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức

GNO - Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức (xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu vào ngày 21-8-2013 (nhằm 15-7-Quý Tỵ).

Duc Hieu HN82.jpg

Cung thỉnh chư tôn đức quang lâm làm lễ

TT.Thích Tỉnh Thuần, Trưởng BTS GHPGVN huyện Sông Lô, trụ trì thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức; ĐĐ.Thích Tỉnh Thiền, phó trụ trì thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc (Hà Nội); ĐĐ.Thích Trúc Thạnh Trí (thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên); Ni sư Thích Nữ Diệu Trạm, quản chúng Ni thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cùng chư tôn đức các thiền viện thiền tự trong Tông môn và gần 2.000 Phật tử cùng về dự lễ.

Ông Phan Anh Hùng, PhóTrưởng ban Tôn giáo tỉnh; ông Trần Văn Quang, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh; ông Nguyễn Ngọc Cơ, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Lô cùng đại diện Công an, các cơ quan ban ngành huyện Sông Lô và chính quyền xã Đồng Quế sở tại về tham dự.

Duc Hieu HN83.jpg

Chư Tăng Ni trang nghiêm quang lâm buổi lễ

Duc Hieu HN12.jpg

Và thành kính, trang nghiêm thực hiện buổi lễ thiêng liêng

Duc Hieu HN15.jpg

Phật tử thành kính lễ Phật, hướng về cha mẹ...

Tại buổi lễ, TT.Thích Tỉnh Thuần đã có thời pháp về ý nghĩa ngày lễ Vu lan đối với hàng Phật tử.

Thầy nhấn mạnh, ngày lễ Vu lan đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Thánh sử đã đi qua cuộc đời của những bậc Thánh tăng, để lại những bài kinh bất diệt trong lòng thế gian sinh diệt. Cách đây trên 2.500 năm lịch sử, Tôn giả Mục Kiền Liên nặng lòng hiếu đạo đã cứu mẹ hiền khỏi vòng trầm luân ngạ quỷ khổ đau… tạo thành duyên khởi cho Vu lan thắng hội. Lịch sử vẫn như dòng sông xuôi chảy, trải qua bao biến thăng trầm của thời gian nhưng từ đó đến nay hơn 25 thế kỷ qua, Vu lan đã trở thành lễ hội truyền thống muôn đời không thay đổi của dân tộc Việt Nam.

“Vu lan chính là lễ hội của lòng tri ân và báo đáp ân sâu, đó cũng là ngày xá tội vong nhân, ngày nhận lỗi và tha thứ cho mọi lỗi lầm”, Thượng tọa trụ trì chia sẻ.

Duc Hieu HN16.jpg

Quan khách tham dự buổi lễ

Duc Hieu HN28.jpg

Duc Hieu HN31.jpg

Xúc động với lễ cài hoa hồng

Chiều cùng ngày, chư Tăng tại thiền viện đã tổ chức lễ truyền Tam quy - Ngũ giới cho các thiện nam, tín nữ tín tâm với Tam bảo.

Được biết, thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức được xây dựng trên di tích chùa Kim Tôn, xã Đồng Quế. Chùa cổ Kim Tôn được xây dựng vào cuối thời Lý, đầu thời Trần, song trải qua thời gian dài, cùng sự tàn phá của chiến tranh nên toàn bộ kiến trúc chùa Kim Tôn đã trở thành phế tích.

Duc Hieu HN52.jpg

Chư Tăng thực hiện nghi thức tụng kinh

Duc Hieu HN53.jpg

Phật tử cùng tụng niệm

Duc Hieu HN76.jpg

Một góc thiền viện

Năm nay, thiền viện đã hoàn thành cơ bản các hạng mục chính gồm chính điện và nhà Tổ, nhà khách nên không gian tổ chức đại lễ được quy mô hơn. Cảnh quan của thiền viện cũng được bài trí rất đẹp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì buổi họp của Ban Thường trực nhằm rà soát các công tác chuẩn bị cung rước Xá-lợi Đức Phật và Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức

Ban Thường trực Ban Trị sự TP.HCM họp rà soát chuẩn bị cung rước Xá-lợi Đức Phật, Bồ-tát Thích Quảng Đức

GNO - Sáng nay, 28-4, tại Trụ sở Việt Nam Quốc Tự, chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã họp rà soát các công tác chuẩn bị tổ chức cung rước, tôn trí Xá-lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức và Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2569 của GHPGVN TP.HCM.
Lễ đài tư gia Phật tử tại hẻm 113 đường Trần Văn Đang, TP.HCM

Lễ đài Phật đản tại tư gia Phật tử hân hoan Kính mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

GNO - Chiều 27-4, dưới sự hướng dẫn của chư Tăng thiền viện Phước Sơn, Phật tử quanh hẻm 113/48 Trần Văn Đang, Q.3, TP.HCM, cùng ngồi yên tọa thiền, lễ Phật, nghe pháp trong buổi lễ an vị Phật nơi lễ đài Phật đản tư gia Phật tử, dâng lên Kính mừng Phật đản, Đại lễ Vesak 2025 tổ chức tại TP.HCM.
Ảnh minh họa

Vía và ngày vía

GNO - Hiện nay, chữ vía được dùng khá nhiều trong đời sống với những ngữ cảnh khác nhau như trộm vía, xin vía. Đạo Phật có ngày vía Phật, Bồ-tát; trong tín ngưỡng dân gian cũng có vía Thánh, Thần (vía Thần Tài chẳng hạn). Tôi muốn biết vía có nghĩa căn bản là gì? Giáo lý đạo Phật có đề cập đến vía không?

Thông tin hàng ngày