Dân tộc Việt Nam không có gì để tri ân Alexandre de Rhodes

Dân tộc Việt Nam không có gì để tri ân Alexandre de Rhodes
Các nhà truyền giáo làm ra chữ Quốc ngữ với mục đích dạy cho tín dồ đọc kinh sách, hoàn toàn không vì lợi ích chung của nhân dân Việt Nam

- Alexandre de Rhodes không phải là người đầu tiên làm ra chữ Quốc ngữ.

Kể từ năm 1615, những giáo sĩ Thiên Chúa giáo đầu tiên đặt chân đến Việt Nam gồm có: các Linh mục (LM) Francesco Buzomi, Christoforo Borri (người Ý), Jaspar D’Amaral, Pedro Marques, Francesco de Pina (người Bồ), các  Thầy Antonio Dias (người Bồ), Joseph và Paulus Saito (người Nhật)… Ngoài những giáo sĩ kể trên có thể có sự tham dự của một số gíáo dân Việt Nam đã hình thành hệ thống phiên âm chữ Việt theo mẫu tự La-tinh vào thời đó.

Mãi đến gần 10 năm sau ngày LM.Buzomi đến Việt Nam , LM.Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) mới đến Việt Nam vào tháng 12-1624. Khởi đầu, ông ta phải học chữ Việt, tiếng Việt với LM.Francesco de Pina và một thiếu niên người Việt mà ông đặt tên là Raphael Rhodes. Khi Đắc Lộ đến Việt Nam thì đã có hệ thống chữ Việt được phiên âm ra mẫu tự La-tinh rồi. Sử sách ghi lại việc Đắc Lộ không phải là người đầu tiên làm ra chữ Việt mà chỉ là người đầu tiên học chữ Việt với LM.Pina.

Khi LM.Jaspar D’Amaral đến Việt Nam vào tháng 10-1629 thì hệ thống phiên âm chữ Việt theo mẫu tự La-tinh đã được LM.Amaral cải tiến khá hơn. Năm 1632, LM.Amaral đã viết chữ Việt rời ra (không dính liền) và đã có đủ các dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, dấu ă, dấu mũ. Thí dụ: Chúa bàng, quãng bố, hàng mắm… Đến năm 1637, LM.Amaral viết tiếng Việt khá hơn trước, đã có những chữ chúng ta thường dùng hàng ngày như: chúa thành đô, quang, già, bùi, tháng, sướng, đàng ngoài, kẻ chợ, Nghệ An…. Và LM.Amaral đã làm ra quyển Từ điển “Việt-Bồ-La” (La: là La-tinh) đầu tiên, nhưng quyển từ điển này chưa được xuất bản. Theo LM.Đỗ Quang Chính thì quyển từ điển này có thể đã bị tiêu hủy. Sau đó, có thể Đắc Lộ đã “thuổng” cuốn từ điển này đem in, vì khả năng chữ Việt của Đắc Lộ rất hạn chế, thiếu nhiều từ ngữ nên khó có thể có đủ khả năng làm ra cuốn Từ điển “Việt-Bồ-La”. Đến năm 1644, Đắc Lộ còn viết chữ Việt dính liền, viết sai và không có dấu như ông nghè Bộ thì viết oungghebo. Do trình độ viết chữ Quốc ngữ như thế, chúng tôi nghĩ Đắc Lộ cũng đã “thuổng” luôn cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của LM.Jaspar D’Amaral, hay của LM.Antonio Barbosa viết ra.

- Alexandre de Rhodes xin với vua Pháp mang quân lính sang đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa.

Trong quyền “Pétrus Ký tuyển tập”, trang 126, tác giả Lê Trọng Văn đã viết như sau: “Mấy từ ngữ: ga xe lửa, xà-phòng (xà-bông), Tây đoan… trước thời Pháp thuộc không có. Mấy chữ: cứu cánh, Tôtem, thúc phọc, chỉ có ở thế kỷ XX. Nhà làm từ điển bao giờ cũng phải so sánh với ngôn ngữ, với từ điển mới nhất để cập nhật vì ngôn ngữ của các nước luôn thay đổi. Vào cuối thế kỷ XIX, tức là thời ông Trương Vĩnh Ký, chữ soldats ở Pháp cũng như ở Việt Nam, không có nghĩa là chiến sĩ. Như vậy, ở thời ông Đắc Lộ, chữ soldat có nghĩa là binh lính, quân sĩ, bộ đội mà thôi. Cho là thời Đắc Lộ chữ soldat có nghĩa là “chiến sĩ”, mà Đắc Lộ xin nước Pháp nhiều chiến sĩ thì nghĩa chữ chiến sĩ ấy có nghĩa là chiến sĩ hải quân, chiến sĩ lê dương, chiến sĩ thủy quân lục chiến (lính thủy đánh bộ)…., không phải chữ soldat có nghĩa là “chiến sĩ Phúc âm”, “các nhà truyền giáo”…

Chúng ta cần chú ý và phân tích điểm này. Đắc Lộ xin với vua Pháp thì xin binh lính chứ không lẽ xin linh mục. Nếu Đắc Lộ xin với Giáo hoàng thì mới nói là xin linh mục đi giảng đạo. Phần khác quan trọng là từ “soldat”. Vì không có bất cứ quyển từ điển nào của Pháp, từ Larousse hay Barbier… dịch “soldat” là linh mục” hay “thầy giảng”!

- Alexandre de Rhodes đã mạ lỵ Đức Phật

Trong một bài giảng mô tả về Đức Phật (Phép giảng tám ngày), có chỗ LM. Alexandre de Rhodes đã ví Đức Phật như thằng mọi đen, theo quan niệm phân biệt giai cấp, dân châu Phi không được quyền ngang hàng với người châu Âu vì là dân nô lệ.

- Việc nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng tặng tượng Alexandre de Rhodes cho lãnh đạo UBND TP.Hà Nội là một âm mưu

Việc UBND TP.Hà Nội nhận tượng Alexandre de Rhodes (nếu quyết định chính thức) của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng sẽ rơi vào chiếc bẫy rập được giăng ra, tạo cớ cho các xung đột và mâu thuẫn trong cộng đồng các tôn giáo đang chung sống hòa hợp trên đất nước Việt Nam. Sự kiện này sẽ gây ra nhiều tranh cãi vô ích, không mảy may mang lại lợi ích gì thiết thực cho đời sống tình cảm của người dân.

Mảnh đất thiêng Thăng Long với bề dày lịch sử của mình là cái nôi văn hóa Việt Nam và cũng chính là cái nôi Phật giáo. Năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên trời cho nên mới đặt tên kinh đô mới là Thăng Long. Đại lễ kỷ niệm Thăng Long một nghìn năm là thể hiện tinh thần nhớ ơn và biết ơn nhiều thế hệ minh quân đã ra công xây dựng nước nhà, đánh đuổi ngoại xâm, minh định sự thuần khiết trường tồn của văn hóa dân tộc; một nhà truyền giáo ngoại quốc có nhiều hành vi bất minh và đi ngược lại lợi ích của dân tộc này hoàn toàn không có chỗ cho sự vinh danh, dù dưới bất cứ hình thức nào.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày