Đường ruột ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

GNO - Đường ruột không chỉ để tiêu hóa thức ăn mà còn có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Đường ruột là nơi cư trú của hàng triệu triệu vi sinh tương tác với các bộ phận khác của cơ thể. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của đường tiêu hóa đến sự khỏe mạnh của chúng ta và đi đến kết luận rằng: Hệ tiêu hóa chịu trách nhiệm cho sự khỏe mạnh của nhiều bộ phận trong cơ thể chúng ta, từ da dẻ cho đến thận.

duongruot.jpg


Đường ruột là nơi cư trú của hàng triệu triệu vi sinh tương tác với các bộ phận khác của cơ thể

Dưới đây là các ảnh hưởng của đường ruột đến sức khỏe của một số bộ phận khác trong cơ thể:

1 - Da

Nếu bạn có các bất ổn về da, bạn nên kiểm tra đường ruột của mình. Nghiên cứu khẳng định cũng giống như nhiều cơ quan khác, da có thể có phản hồi tiêu cực đối với đường ruột mất sự cân bằng. Khi đó, bạn thường bị các viêm nhiễm dưới dạng các mảng mẫn đỏ trên da.

Các mảng ban đỏ cũng giống như chàm, chính là các phản ứng miễn nhiễm của cơ thể khi có sự mất cân bằng trong đường ruột. Thông thường, phản ứng với thực phẩm là nguồn gốc gây ra hiện tượng này, khi bạn loại bỏ các thực phẩm gây kích ứng đó khỏi chế độ ăn và thành ruột lành lại thì các mảng da bất thường này sẽ biến mất.

2 - Chức năng của não bộ

Các chuyên gia khẳng định có sự liên hệ giữa đường ruột và hoạt động của não bộ. Đó là con đường hai chiều kết nối các trung tâm cảm xúc và tư duy của não với các chức năng đường ruột.

Điều ngạc nhiên là nhiều dẫn truyền thần kinh thật sự được sản sinh ra từ các vi khuẩn sống trong đường ruột (gut microflora) và có tác động đến chức năng của não, tăng khả năng bản vệ não khỏi các độc tố trong sự tuần hòan cũng như các dấu hiệu kháng viêm bình thường của cơ thể.

Nói tóm lại, “đường ruột vui vẻ thì não bộ cũng sẽ được vui vẻ”.

3 - Hệ miễn dịch của cơ thể

Hệ miễn dịch của chúng ta “khảo sát” tất cả mọi thứ đi qua đường ruột. Khi các rào chắn của đường ruột bị “rò rỉ”, độc tố và một phần protein được tiêu hóa đi qua đó và làm khởi phát các phản ứng miễn dịch.

Đa phần hệ miễn dịch của chúng ta, khoảng 70% sống dọc theo chiều dài của đường ruột. Đây là lý do vì sao nhiều vấn đề chúng ta gặp phải trong cơ thể đều thường có liên quan đến các bất ổn tiêu hóa, không dung nạp thực phẩm. Điều này dẫn đến các tình trạng như: dị ứng, suyễn, đau nửa đầu, các bệnh ký tự nhiễm,…

4 - Sức khỏe của thận

Thận giúp điều chỉnh sự cân bằng nước và muối trong cơ thể. Thận đóng vai trò thứ cấp trong việc thải ra các độc tố tan trong nước đã được hấp thu qua đường ruột hay các độc tố là kết quả của sự trao đổi chất của các vi khuẩn đường ruột.

Nếu thành ruột bị hư tổn (thường do kháng sinh gây ra) thì có thể đặc biệt nguy hiểm cho thận.

5 - Gan

Cũng quan trọng như thận, gan chịu trách nhiệm thải độc trong cơ thể. Mọi thứ đi qua đường ruột đều có tác động đến gan. Các hóa chất, hormone, thuốc trừ sâu, độc tố, thuốc và các chất chuyển hóa được xử lý trong gan.

6 - Cân nặng

Cân nặng của cơ thể bị ảnh hưởng bởi thực phẩm đưa vào cơ thể, các vi khuẩn đường ruột cũng vậy. Một số dưỡng chất có khả năng cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp điều chỉnh cân nặng.

Các nghiên cứu đã cho thấy trọng lượng của chúng ta dường như bị kiểm soát bởi sự cân bằng của hai hệ vi khuẩn là firmicutes và bacteriodetes. Sự “thống trị” của hệ thống vi sinh đường ruột được kiểm soát bởi loại thực phẩm nào chúng ta ăn vào.

Một số dưỡng chất thuộc nhóm polyphenol, có mặt trong họ hành tỏi, hồi, cacao thô, trà xanh và hạt lanh đóng vai trò quan trọng trong làm tăng cao tỷ lệ của các bacteriodetes so với các firmicutes, giúp có được thể trọng khỏe mạnh.

Đức Hòa
(theo Huffington Post)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn chụp hình lưu niệm tại chánh điện tạm của chùa Vạn Thành

Về nguồn - Chuyến đi khép lại đầy ý nghĩa của Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức (cũ)

GNO - Chuyến xe từ TP.Thủ Đức (cũ) vượt hơn 170 cây số về chùa Vạn Thành, ở vùng quê Lấp Vò - Đồng Tháp (cũ), quê hương của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, vị giáo phẩm lãnh đạo cấp cao của Giáo hội, bậc Thầy hướng dẫn tâm linh của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử, gắn bó với địa phương Thủ Đức gần thế kỷ.
Ảnh minh họa

Hồi đầu có thực sự thị ngạn?

NSGN - Trong kho tàng thành ngữ và tư tưởng phương Đông, câu nói “Hồi đầu thị ngạn” (回頭是岸) - “Quay đầu là bờ” - đã trở thành một lời nhắc nhở đầy nhân văn và triết lý.

Thông tin hàng ngày