GNO - Vừa qua, khóa an cư tập trung cấm túc 10 ngày lần đầu tiên của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (cơ sở II, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), kết thúc vào sáng 30-5 (26-4 ÂL), đã để lại nhiều ấn tượng cho người tham dự, về hướng đi của giáo dục Phật giáo trong tình hình hiện tại.
Tất cả sẽ được Giác Ngộ chuyển tải qua số báo 1.002, ra ngày 7-6 tới đây, bên cạnh nhiều thông tin đặc sắc khác.
Bìa Giác Ngộ số 1.002 - Mỹ thuật: Nhuận Thường
Theo đó, trên trang Sự kiện - Vấn đề, nhóm PV báo Giác Ngộ đã có những trao đổi cùng chư tôn đức tại Học viện Phật giáo VN - TP.HCM về khóa cấm túc 10 ngày và lớp tập huấn sư phạm đầu tiên, qua bài “Một hướng đi lợi lạc thiết thực” (tr.8).
Trang Xã luận, nhà báo Đăng Tâm qua “Học hạ: cần một làn gió mới”, cho biết: “Học hạ là một sinh hoạt quan trọng của hầu hết các trường hạ tập trung và các điểm an cư kiết hạ trên cả nước. Theo đó, sinh hoạt này nhằm bổ sung kiến thức thiết yếu về kinh, luật, luận cho các hành giả an cư, trong đó bao gồm những Tăng Ni trẻ đang theo học tại các trường Phật học cũng như những vị đã rời trường lớp trong nhiều năm. Cơ hội được học, do đó, trở nên bình đẳng với tất cả các hành giả an cư”. Mời bạn đọc xem tiếp trên tr.3.
Ở trang Văn hóa, tác giả Nguyễn Nam Trân với bài “Người đánh thức ‘tinh hồn’ Nhật Bản” viết: “Phần lớn các nhà Nhật Bản học, trong số đó có Watanabe Makoto, đều cho rằng hai nhân vật Nhật Bản đã thành công sớm hơn cả trong việc giới thiệu văn hóa và tư tưởng, xã hội nước mình cho người ngoại quốc là Nitobe Inazō (1862-1933) và Suzuki Daisetsu (1870-1966). Nitobe là người đã viết về Võ sĩ đạo và Suzuki về Thiền”.
Cùng chuyên trang, tác giả Nhật Cao Trần Đình Sơn có bài “Nghĩ về vai trò cư sĩ trong việc chấn hưng Phật giáo”. Qua đó, tác giả khẳng định: “Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền là một trong những khuôn mặt Phật tử cư sĩ lớn của thời đại, người vận động thành lập Hội Phật học Nam Việt, có những đóng góp nhất định cho công cuộc chấn hưng Phật giáo ở thế kỷ XX”.
- Phật học: Bài giảng của HT.Thích Trí Quảng về Sám hối (tiếp theo & hết); Buông (tác giả Hoàng Hải Lâm).
- Truyện ngắn: Vì đó là con (tác giả An Viên).
Trên trang Tuổi trẻ, nổi bật với “Ươm mầm tâm linh” của tác giả Lương Đình Khoa, bên cạnh đó là bài “Vị thầy trẻ hết lòng vì học sinh nghèo” của tác giả Kim Yến.
Trang Quốc tế với những thông tin liên quan Phật giáo từ các nước: “Nhà sư đi bộ xuyên Hoa Kỳ truyền thông điệp hòa bình” và “Các nhà sư tặng phần ăn iftar đến người Hồi giáo nghèo trong tháng Ramadan”.
Ở trang Xã hội, “Người cuối cùng gánh nước thuê” của tác giả Tiêu Dao - Minh Ngọc, là những chia sẻ đầy cảm xúc về người đàn ông sinh sống tại xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi: “Trong gió biển dào dạt thổi, ông ngồi bên chiếc giếng cổ, thủ thỉ trò chuyện với nó, với những câu chuyện lưu truyền trong dân gian hư hư, thực thực đang dần bị lãng quên bởi những “cơn lốc” du lịch ập về đây. Nhìn ông cặm cụi, cần mẫn múc từng gầu nước lên mà thương. Ông bảo, giếng này là giếng vua, hay còn gọi là giếng Xó La. Đây là giếng nước ngọt cổ nổi tiếng ở đảo Lý Sơn, chiếc giếng mấy trăm năm ấy chính là di tích văn hóa của tỉnh, một thời gian dài, chiếc giếng ấy là nơi nhiều người đến gánh nước, mang nước ngọt từ nó, bán để mưu sinh”.
“Báo thân có trường tồn” và “Làm gì khi bị hiểu lầm” là những nội dung sẽ được tổ tư vấn báo Giác Ngộ giải đáp ở trang 27.
Kính mời bạn đọc quan tâm theo dõi!
ĐẶT BÁO GIÁC NGỘ NĂM 2019 Kính mời chư tôn đức, quý Phật tử, độc giả đăng ký Báo Giác Ngộ năm 2019: - Tuần báo thường: 12.800 đ/cuốn; Tuần báo đặc biệt Xuân Kỷ Hợi: 27.000đ/cuốn; Tuần báo đặc biệt Kính mừng Phật đản, Vu lan - Báo hiếu, Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm: 24.000đ/cuốn - Nguyệt san thường: 14.000 đ/cuốn; Nguyệt san đặc biệt (Xuân Kỷ Hợi, Kính mừng Phật đản, Vu lan - Báo hiếu): 17.000 đ/cuốn - Tuần báo: quý I: 180.600đ, quý II: 177.600đ, quý III: 177.600đ, quý IV: 177.600đ - Tuần báo trọn năm: 713.400đ - Nguyệt san: quý I: 45.000đ, quý II: 45.000đ, quý III: 45.000đ, quý IV: 42.000đ - Nguyệt san trọn năm: 177.000đ Tuần báo và nguyệt san trọn năm: 890.400 đ Quý độc giả đăng ký báo dài hạn trực tiếp tại tòa soạn, các ấn phẩm tuần báo và nguyệt san sẽ được chuyển giao đến địa chỉ đặt báo tính theo giá bìa, không phụ thu thêm bất kỳ chi phí nào khác. Tiền đặt mua báo xin nộp trực tiếp hoặc gởi qua đường bưu điện đến: Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.Hồ Chí Minh. Hoặc chuyển tiền vào tài khoản BÁO GIÁC NGỘ 114 00000 6093 Ngân hàng Công Thương, CN3 (xin ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để dễ liên lạc) Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 028.39 300 675 – 39 306 982. Đường dây nóng Phòng phát hành: 0909 078 675 - Email: pphgiacngo@gmail.com. BAN PHÁT HÀNH |
Giác Ngộ online