Giác Ngộ 999: Toàn cảnh & góc nhìn về Vesak LHQ 2019

GNO - Từ 12 tới 14-5, lần thứ 3 VN đăng cai Đại lễ Vesak LHQ PL.2563, tại chùa Tam Chúc (Hà Nam), lãnh đạo cấp cao của VN, chính khách nhiều nước và hàng nghìn Phật tử các nước cũng như trong nước cùng đến tham dự.

Những hình ảnh về sự kiện trọng đại này đã được nhóm PV báo Giác Ngộ trực tiếp ghi nhận và tường thuật trong số báo ra ngày 17-5 tới đây và góc nhìn từ Đại lễ.

B1.jpg


Bìa Giác Ngộ số 999 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Theo đó, trên trang Xã luận, nhà báo Thích Pháp Hỷ viết “Niềm vui lớn”, nhận định: “Ba ngày Đại lễ Vesak LHQ lần thứ ba tại Việt Nam cũng đã qua đi, nhưng dư âm về các diễn đàn, đặc biệt là tiếng nói đồng thanh từ những đại biểu quốc tế, nhiều lĩnh vực, đến từ khắp nơi trên thế giới, về những tính thiết thực hiện tại của Phật pháp, vượt lên những khác biệt về văn hóa, cả tín ngưỡng, chủng tộc, để cùng thảo luận, trao đổi và chia sẻ hiểu biết cũng như kinh nghiệm hành trì, đồng thuận đi tới tuyên bố chung, đã đem lại niềm hoan hỷ, niềm tin về lối sống thiện lành được thúc đẩy trở nên phổ biến trong tinh thần duyên sinh” (xem tiếp trên tr.3).

Ở trang Sự kiện - Vấn đề, nhà báo Bảo Thiên phỏng vấn nhiều đại biểu quốc tế trong đó có lãnh đạo cao nhất của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ (ICDV), các vị cho rằng: “Vesak LHQ 2019: Thực sự đã kết nối cộng đồng Phật giáo thế giới”.

Dịp này, tác giả Hoàng Nguyên với bài viết “Ở nơi hạnh phúc nhất” đặt vấn đề: “Theo sự đánh giá xếp hạng của Liên Hiệp Quốc, thì mỗi năm đều có một quốc gia được xem là hạnh phúc nhất thế giới. Nhưng liệu ở đó có thật sự hạnh phúc nhất không. Người sống ở các quốc gia khác không có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện như thế thì họ không thể hạnh phúc hơn sao? Người ta chỉ thấy những hạnh phúc gắn liền với các điều kiện mà không thấy được những hạnh phúc khác, thâm sâu hơn. Vậy thì ở đâu mới thật sự là hạnh phúc nhất?”.

Lãnh đạo UNESCO chúc mừng Đại lễ Vesak”, “Tổng thống Bangladesh gặp mặt lãnh đạo Phật giáo nhân Đại lễ Vesak” và “Cảnh sát Úc chung vui mùa Phật đản” là những nội dung nổi bật trên trang Quốc tế cũng liên quan Phật đản.

Phật học: Bài giảng của HT.Thích Trí Quảng về Tứ hoằng thệ nguyện (tiếp theo & hết); Những cây giác ngộ của các bậc giác ngộ (tác giả Bhik. Samādhipuñño Định Phúc).

- Những lời nguyện thánh Tư (chia sẻ của tác giả Trường Khánh trên trang Cuộc sống mầu nhiệm).

Trang Tuổi trẻ có 2 bài đầy cảm xúc, kể lại chuyện học Phật của hai bạn trẻ: Tôi học Phật, tôi chuyển hóa (tác giả Bùi Công Anh Tuấn, TP.HCM); Ăn chay thanh thản (tác giả Lê Thị Thu Thanh, Quảng Trị).

Ngoài ra, trang Xã hội có ký sự “Nối nhịp bờ vui trên 300 cây cầu chào mừng Phật đản - Vesak” của nhà báo Suối Nghệ - góp nhặt những câu chuyện về: “Nối nhịp bờ vui” - chương trình xây dựng cầu bê-tông nông thôn của Hội Từ thiện Tường Nguyên thiền tự (TP.HCM) và Ban TTXH Phật giáo TP.HCM với dấu mốc trên 300 cây cầu - mỗi nhịp cầu ở các địa phương cùng hòa với niềm vui hướng đến kính mừng Đại lễ Phật đản - Vesak PL.2563”.

Kính mời bạn đọc quan tâm theo dõi!

ĐT BÁO GIÁC NG NĂM 2019

Kính mi chư tôn đc, quý Pht t, đc gi đăng ký Báo Giác Ng năm 2019:

- Tun báo thường: 12.800 đ/cun; Tun báo đc bit Xuân K Hi: 27.000đ/cun; Tun báo đc bit Kính mng Pht đn, Vu lan - Báo hiếu, Vía Đc B-tát Quán Thế Âm: 24.000đ/cun

- Nguyt san thường: 14.000 đ/cun; Nguyt san đc bit (Xuân K Hi, Kính mng Pht đn, Vu lan - Báo hiếu): 17.000 đ/cun

- Tun báo: quý I: 180.600đ, quý II: 177.600đ, quý III: 177.600đ, quý IV: 177.600đ

- Tun báo trn năm: 713.400đ

- Nguyt san: quý I: 45.000đ, quý II: 45.000đ, quý III: 45.000đ, quý IV: 42.000đ

- Nguyt san trn năm: 177.000đ

Tun báo và nguyt san trn năm: 890.400 đ

Quý đc gi đăng ký báo dài hn trc tiếp ti tòa son, các n phm tun báo và nguyt san s được chuyn giao đến đa ch đt báo tính theo giá bìa, không ph thu thêm bt kỳ chi phí nào khác.

Tin đt mua báo xin np trc tiếp hoc gi qua đường bưu đin đến: Báo Giác Ng, 85 Nguyn Đình Chiu, P.6, Q.3, TP.H Chí Minh. Hoc chuyn tin vào tài khon BÁO GIÁC NG 114 00000 6093 Ngân hàng Công Thương, CN3 (xin ghi rõ đa ch và s đin thoi đ d liên lc)

Mi thc mc vui lòng liên h: 028.39 300 675 – 39 306 982. Đường dây nóng Phòng phát hành: 0909 078 675 - Email: pphgiacngo@gmail.com.

BAN PHÁT HÀNH

Giác Ngộ online

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.
Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Thông tin hàng ngày