Giác Ngộ số 743 ra ngày 8-5: Kính mừng Phật đản

GNO - Trên Giác Ngộ số 743 ra ngày mai, 8-5 với nhiều bài viết, tin, ảnh, phóng sự phong phú tập trung phản ảnh không khí chào đón Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014.

b1.jpg

Bìa Giác Ngộ số 743 - Mỹ thuật: HS.Nhuận Thường

Theo đó, trên trang 3 có bài xã luận: Kính mừng Vesak, Kính mừng Phật đản PL.2558.

Tin tức thời sự phản ánh không khí Phật giáo cả nước hân hoan mừng Khánh đản PL.2558. Số này cũng đăng  Thư chúc mừng Phật Đản của Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2014 - PL.2558.

Trên trang Câu chuyện trong tuần số này có bài ghi nhận không khí hân hoan của Tăng Ni, Phật tử TP.HCM với Rộn niềm vui Khánh đản.

Kính mừng Đức Phật đản sinh ở Tuần văn hóa Phật giáo TP.HCM là ghi chép và đánh giá lại hoạt động Kính mừng Phật đản do Ni giới tổ chức.

Lễ Phật đản với biểu tượng Phật sơ sinh và ý nghĩa lễ tắm Phật, một góc nhìn thực nghiệm thú vị của tác giả trong mùa Đức Phật đản sinh đăng trên trang Văn hóa.

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Vượt qua bóng tối” của Trần Thế Phong:Cần lắm những bức ảnhchứa thông điệp mạnh mẽ như thế! Bài viết trên Phật giáo & Tuổi trẻ.

Chùa Hội Phước, bài giảng tại chùa Hội Phước, tỉnh Đồng Tháp, ngày 1-4-2014 của HT.Thích Trí Quảng đăng trên trang Phật học. Cũng trên trang này còn có bài Gương tu hành của Đức Phật của tác giả Chơn Thường.

Hay mà không hay là bài viết trên trang Suy nghiệm lời Phật dạy. Sống đạo với Những viên thuốc đắng bọc đường.

Những nét đặc trưng về Đại lễ Vesak tại một số quốc gia châu Á điểm lại văn hóa đón mừng Phật đản tại các quốc gia trên Phật giáo nước ngoài.

Thiên đường & địa ngục là ngắn hay trên trang Văn học, ngoài ra còn bài cảm nhận Gói lạnh. Sẻ chia mùa Phật đản bài viết về các hoạt động về sức khỏe, môi trường, từ thiện, nhân đạo trên trang Xã hội.

Tổ Tư vấn Giác Ngộ số này trả lời câu hỏi: Cúng dường trai Tăng.

HỎI:

Ba tôi mất đã lâu và tôi đã làm được bốn lần cúng dường trai tăng để hồi hướng phước đức cho ba. Gần đây, tôi có lên mạng để tìm hiểu về pháp cúng dường này. Tôi thấy có tài liệu của cố HT.Thích Thông Lạc nói rằng: Trai tăng ngày xưa khi Phật Thích Ca còn tại thế khác xa với bây giờ nhiều. “Bây giờ trai tăng cúng dường thì không đúng lời Phật dạy: 1/Trai tăng cúng dường cầu siêu cho người chết để được vãng sanh Cực lạc. 2/Trai tăng cúng dường để được phước báo, làm ăn khá giả, giàu có. 3/Trai tăng cúng dường bỏ tiền vào phong bì để biến tu sĩ phạm giới. 4/Trai tăng cúng dường để nghe thuyết pháp lừa đảo”. Thưa quý Báo, hiện tôi sắp cúng trai tăng cho ba nên cũng rất hoang mang về vấn đề này. Mong quý Báo giải thích cho tôi được rõ.

(NGUYỄN ÁNH, nguyenanh3000@yahoo.com)

Và, còn nhiều thông tin, bài viết hay khác.

Kính mời quý độc giả đón đọc!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (08) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày