Giác Ngộ số 965: Vào nhà đạo có nên tính theo đời?

GNO - Báo Giác Ngộ số 965, ra ngày 14-9 tới, bên cạnh nhiều thông tin mới về công tác Phật sự trong và ngoài nước được tổng hợp tuần qua, còn có những bài viết đặc sắc. Đặc biệt, trên Giác Ngộ số 965 sẽ công bố “Danh sách Tăng Ni sinh trúng tuyển Khóa XIII Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM”. 

Ngoài ra, trên trang Xã luận, nhà báo Hoàng Độ nhận định “Chất lượng nhân sự, căn bản cho mọi phát triển của Giáo hội”. Đó cũng là một trong những thông điệp quan trọng mà Đức Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM - HT.Thích Trí Quảng chuyển tải tại lễ khai mạc Hội nghị sinh hoạt hành chánh Giáo hội 2018 khu vực phía Nam, diễn ra sáng 10-9 vừa qua tại TP.HCM. Qua đó, Hòa thượng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và chất lượng nhân sự trong điều hành Phật sự của Giáo hội (tr.3).

B1-01.jpg


Bìa Giác Ngộ số 965 - Mỹ thuật: Tống Viết Diễn

Là một trong những vấn đề liên quan đến giáo dục, ở chuyên trang Sự kiện - Vấn đề sẽ là “Tiếng kêu cứu đầy bức xúc” của những gia đình có con tự kỷ. “Chúng tôi. Hầu hết các phụ huynh không có cơ hội gặp các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn có tâm. Chúng tôi muốn có kiến thức, muốn hiểu về các phương pháp dạy con tự kỷ, một khóa ba ngày 5 triệu, bảy ngày 20 triệu chúng tôi phải chia nhau đi học. Học xong về chia tài liệu cho nhau, chứ chúng tôi làm gì có cơ hội gặp chuyên gia tư vấn hay bác sĩ có tâm”. Họ nói trong đau đớn: “Đi (bệnh viện) Nhi Đồng 1 nói con chậm phát triển, đi Nhi Đồng 2 nói con tự kỷ, rồi bệnh viện giới thiệu bác sĩ này, bác sĩ nọ, chúng tôi cứ chạy. Chạy riết và bây giờ không biết chạy đâu nữa”... Đọc câu chuyện đầy nước mắt của những người trong cuộc tại trang 7 của số này để cùng chia sẻ và cảm thông với những nỗi đau không biết tỏ cùng ai!

Kế đó, tin vui trong lĩnh vực giáo dục qua bài Dạy học bằng trái tim cùng chia sẻ về dự án “học văn từ cuộc sống” của thầy giáo trẻ Đỗ Đức Anh (Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM), nhân ngày khai giảng năm học mới vừa qua. “Thầy giáo quốc dân” chia sẻ, ba mùa dự án cho thầy những dấu ấn tuyệt vời của tuổi trẻ - những cảm xúc đẹp trên con đường sư phạm, cho học trò của trường những cơ hội để học tập được nhiều kỹ năng và có thật nhiều trải nghiệm thực tế cuộc sống. Đặc biệt, dự án còn cho phụ huynh niềm tin rằng con em họ được học văn theo một hướng hoàn toàn để làm người và sống chứ không phải để viết bài luận trên những trang giấy để chấm điểm (trang Tuổi trẻ).

Ở một diễn biến khác, trên trang Văn hóa số ra tuần này, PV Vũ Giang với bài “Tứ động tâm” ở vùng đất miền Tây, sẽ đưa độc giả đến với bốn mô hình thánh tích Phật giáo liên quan tới Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Nepal, sau 2 năm xây dựng, giờ đã hoàn thành trên mảnh đất Tiền Giang, miền Tây của nước ta. Đây là công trình được xây dựng thể theo tâm nguyện của Trưởng lão HT.Thích Thanh Từ, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, vị giáo phẩm chủ trương phục hồi thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, cũng như mong mỏi của Phật tử xa gần. Nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành một trong những điểm tâm linh mới của các tỉnh miền Tây Việt Nam.

Mời độc giả đón đọc tiếp trên trang Văn hóa số 965, để cùng hòa mình vào không gian thiêng liêng nơi này.

Phật học: Bài giảng của HT.Thích Trí Quảng tại trường hạ Học viện Phật giáo TP.HCM, ngày 8-7-2018: Xây dựng mối quan hệ hòa bình và hữu nghị với các tôn giáo trên thế giới (tiếp theo & hết).

- Bài viết Hạnh phúc của người Phật tử (tác giả Phan Minh Đức).

Suy nghiệm lời Phật, ĐĐ.Quảng Tánh với bài Không đắm nhiễm thì sống vui.

- Cuộc sống nhiệm mầuAn lạc kho nghe kể chuyện tu học (tác giả Thích Trung Hữu).

- Truyện ngắn: Rồi cũng như gió bay (tác giả Lưu Huyên).

Ngoài ra, trên trang Xã hội của báo Giác Ngộ còn có bài viết Người phụ nữ Nhật nặng tình với phố cổ của tác giả Thân Thiện - Hàn Hoài Giang. Đó là bà Usuda Reiko, nguyên Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Nhật - Việt (thành phố Kawasaki, Nhật Bản). Với những chuyến đến Việt Nam, trong đó có các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, đặc biệt là phố cổ Hội An. Cảm nhận trước vẻ đẹp cổ kính của từng góc phố, từng mái nhà rêu phong, ngôi chùa Cầu trầm mặc, là linh hồn, biểu tượng trong lòng di sản… nên bà đã chọn Hội An làm quê hương thứ hai của mình.

Vào nhà đạo có nên tình theo đời? sẽ là vấn đề được Tổ Tư vấn báo Giác Ngộ vấn đáp đến bạn đọc kỳ này.

Cùng nhiều thông tin đặc sắc khác trên trang Quốc tế.

Kính mời bạn đọc quan tâm theo dõi!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (028) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

--------------------------

MỜI ĐẶT MUA BÁO GIÁC NGỘ NĂM 2018

TUẦN BÁO PHÁT HÀNH VÀO THỨ 6 HÀNG TUẦN
NGUYỆT SAN PHÁT HÀNH VÀO NGÀY 15 HÀNG THÁNG

Kính mời chư tôn đức và Phật tử độc giả đăng ký Báo Giác Ngộ năm 2018

- Tuần báo thường: 11.500 đ/cuốn

- Tuần báo đặc biệt Xuân Mậu Tuất: 25.000đ/cuốn

- Tuần báo đặc biệt Phật đản, Vu lan, Vía Đức Quán Thế Âm Bồ-tát: 22.000đ/cuốn

- Nguyệt san thường: 11.800 đ/cuốn

- Nguyệt san đặc biệt (Xuân Mậu Tuất, Phật đản, Vu lan): 15.000 đ/cuốn

  • Tuần báo: quý I: 163.000đ, quý II: 160.000đ, quý III: 160.000đ, quý IV: 160.000đ
  • Tuần báo trọn năm: 643.000đ
  • Nguyệt san: quý I: 38.600đ, quý II: 38.600đ, quý III: 38.600đ, quý IV: 35.400đ
  • Nguyệt san trọn năm: 151.200đ
  • Tuần báo và nguyệt san trọn năm: 794.200đ

Tiền đặt mua báo xin nộp trực tiếp hoặc gởi qua đường bưu điện đến: Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.Hồ Chí Minh. Hoặc chuyển tiền vào tài khoản BÁO GIÁC NGỘ 114000006093Ngân hàng Công Thương, CN3 (xin ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để dễ liên lạc)

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 028.39 300 675 - 39 306 982 (chị Thủy)

Email: pphgiacngo@gmail.com

BAN PHÁT HÀNH

Giác Ngộ online

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày