Giáo dục Phật giáo vẫn còn nhiều điều trăn trở

GNO - HT.Thích Huệ Cảnh, Trưởng BTS PG quận 9 (TP.HCM) đã chia sẻ với phóng viên Giác Ngộ như vậy.

HT.Th_ch Hu_ C_nh.JPG

HT.Thích Huệ Cảnh - Ảnh: Q.H

Hòa thượng nói, không phải mới đây mà ngay từ những ngày đầu khi Giáo hội được thành lập, Đức Đệ nhất Pháp chủ HĐCM - Trưởng lão HT.Thích Đức Nhuận cũng đã xin chính phủ thời bấy giờ được mở trường để đào tạo Tăng Ni kế thừa.

HT.Thích Huệ Cảnh bày tỏ, từ khi thành lập đến nay, GHPGVN đã đạt những thành tựu trên nhiều lĩnh vực, tạo được niềm tin cho Tăng Ni và Phật tử trên khắp mọi nơi. Tổ chức Giáo hội ngày một hoàn thiện, thể hiện qua các nội quy của các ban ngành và viện. Thế hệ kế thừa luôn được Giáo hội quan tâm, tạo điều kiện để Tăng Ni đi học trong và ngoài nước, tạo nên cách nhìn mới về sự hội nhập

“Kiến nghị thì chúng tôi không dám, chỉ mong muốn các Tăng Ni, đặc biệt là Tăng Ni trẻ, phải cố gắng học tập và giữ gìn giới luật, ý thức trách nhiệm kế thừa mà tiền nhân đang trao gởi, rèn luyện bản thân được trang nghiêm - góp phần trang nghiêm Giáo hội” - HT.Thích Huệ Cảnh gởi gắm.

D_i __c L_ T_m .JPG

ĐĐ.Lệ Tâm - Ảnh: Q.H

Còn theo ĐĐ.Thích Lệ Tâm, Chánh thư ký BTS PG huyện Hóc Môn: “Tôi là thế hệ ra đời sau này, nên về phương diện giáo dục thì cũng đã có trường lớp tương đối ổn định, nhưng chúng tôi vẫn chưa hài lòng về hệ thống giáo dục các cấp của Phật giáo”.

Đại đức nêu ra việc chưa có giáo trình chung, nên hầu như Tăng Ni đi học theo trào lưu: nghe nơi nào dạy hay, giáo sư giỏi thì tìm đến. Chính thực trạng trên dẫn đến việc một số trường Phật học ở các tỉnh thì không có người học, còn ở các thành phố thì quá đông, đơn cử như TP.HCM thì quá tải, dẫn đến khó khăn trong việc quản lý Tăng Ni và tự viện.

Cũng theo Đại đức, hiện nay, ở TP.HCM vẫn có tình trạng Tăng Ni ở nhà dân để đi học và liên hệ một số chùa quen biết nhờ ký giấy nên việc quản lý rất khó.

“Nếu được, Giáo hội nên có những quy định cơ chế về giáo dục đào tạo tại mỗi tỉnh thành ở các cấp bậc thấp như sơ cấp và trung cấp, có như thế thì việc ổn định tình hình Tăng Ni và tự viện sẽ thuận lợi hơn”, ĐĐ.Lệ Tâm nói.

Riêng Học viện PGVN tại TP.HCM đã đưa Tăng Ni vào nội trú nên cũng đã giảm tải bớt tình hình phức tạp.

Cũng trong trao đổi với PV, Đại đức góp ý, Ban Truyền thông Trung ương của Phật giáo cần có phản ứng nhanh để định hướng thông tin cho dư luận khi có vụ việc liên quan đến Phật giáo xảy ra, từ đó tránh những cơ quan thông tấn ở ngoài đổ đồng tất cả - chẳng hạn như vụ việc ở chùa Bửu Quang hay Thái Nguyên gần đây.

“Giáo hội cần có cơ chế phát ngôn để định hướng dư luận, tránh những xuyên tạc làm mất lòng tin nơi tín đồ, cũng như ngoại đạo có cơ hội dèm pha về tính nghiêm minh trong việc lựa chọn người xuất gia của Phật giáo”, Đại đức trải lòng.

Quảng Hậu

* Cùng bạn đọc:

Từ ngày 26-10, Giác Ngộ online mong muốn được đón nhận những gửi gắm của chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc tới GHPGVN nhân kỷ niệm 35 năm thành lập (1981-2016). Những gửi gắm để Giáo hội kiện toàn hoạt động sắp tới, những mong mỏi, trăn trở với những hoạt động đã qua xin hoan hỷ gửi về: baogiacngo@yahoo.com. Trân trọng đón chào!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).

Thông tin hàng ngày