Góp ý nội dung một số biểu ngữ mùa Phật đản

GNO - Là một huynh trưởng GĐPT nên hằng năm đến kỳ lễ Phật đản tôi được đi thăm các đơn vị GĐPT và chiêm bái các lễ đài khắp nơi, điều hoan hỷ nhất là thấy nhiều lễ đài đón mừng Phật đản được thiết trí rất trang nghiêm và rực rỡ.

Phải nói rằng nhờ công nghệ in ấn hiện đại đã tạo điều kiện cho việc thiết trí lễ đài ngày càng đẹp hơn như cờ PG, băng rôn, biểu ngữ, vườn Lâm-tỳ-ni... Nhưng theo tôi thấy, nhiều biểu ngữ treo tại các lễ đài nội dung hình như không được chuẩn xác cho lắm. Ví dụ:

1. Câu biểu ngữ “Kính mừng Phật đản” là một câu kinh điển từ bao đời nay nhưng hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều câu “Kính mừng Đại lễ Phật đản”. Nếu so sánh 2 câu trên thì câu thứ 2 xem qua thì thấy trang trọng hơn nhưng nội dung thì lại thiếu chính xác vì Kính mừng Phật đản là mừng ngày Đức Phật đản sanh còn Kính mừng Đại lễ Phật đản là kính mừng (bản thân) cái ngày lễ kỷ niệm mà thôi. Ví như đi dự lễ sinh nhật hay quà tặng sinh nhật người ta chỉ nói hoặc ghi “Chúc mừng sinh nhật” chứ không ai ghi là “chúc mừng lễ sinh nhật”.

bandoc 2.jpg


Một ví dụ về biểu ngữ "Kính mừng Đại lễ Phật đản" - Ảnh: TGCC

2. Câu “Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc - Ba ngàn thế giới đón Như Lai”. Đây là một câu tán dương sự giáng trần của Đức Phật nhưng ghi thành 2 vế đối thì tôi thấy phản cảm. “Bảy đóa sen vàng” ở vế thứ nhất đối với “ba ngàn thế giới” ở vế thứ hai thì khá chỉnh nhưng “nâng gót ngọc” đối với “đón Như Lai” thì thấy không chỉnh mà ý lại mạo phạm nữa. Mặc dù có thể người ghi không có ý làm câu đối nhưng đã treo theo dạng câu đối như thế thì không tránh khỏi sự suy diễn. Vì vậy  nên tránh đi hoặc không dùng nữa thì hơn.

3. Câu Phât ngôn “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật” đã bị biến tướng hoặc thêm thắt thành “ Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật” câu này thêm chữ thiết thực làm cho giảm ý nghĩa (không xét về sai nguyên văn). Câu 1 là so sánh tuyệt đối nên bao hàm đầy đủ ý nghĩa còn câu 2 là so sánh tương đối (có cấp độ) nên không diễn tả hết ý mà làm cho ý nghĩa câu nói bị nhẹ đi. Có nơi thì ghi là “Phụng sự chúng sanh - Cúng dường chư Phật” không có liên từ nên hai trở thành hai câu độc lập với nhau không có ý nghĩa gì cả!

Có nơi ghi “Tùy thuận chúng sanh là cúng dường chư Phật” - tôi thấy câu này sai hoàn toàn với nội dung câu Phật ngôn ban đầu, nếu như đây là câu biểu ngữ mới thì nội dung cũng lệch lạc, thiếu chuẩn xác.

bandoc 1.jpg


Theo tác giả Tâm Nguyễn - “nâng gót ngọc” đối với “đón Như Lai” thì thấy không chỉnh

Trên đây tôi chỉ ghi vài câu biểu ngữ nổi bật mà mình thường thấy trang trí các lễ đài Phật đản hiện nay. Tôi chỉ ghi lại những băn khoăn mang tính chủ quan, xin được trình bày qua diễn đàn báo Giác Ngộ - mong quý bạn đọc cao minh chỉ giáo cho tôi và những đồng đạo cùng chung suy nghĩ như trên được liễu tri. Nếu những nhận định trên có phần sai sót hoặc thiển cận thì xin từ bi hoan hỷ lượng thứ chỉ bày.

Tâm Lễ - Nguyễn Ngọc Luật (BR-VT)

* Bạn đọc có ý kiến góp ý thêm hoặc có chia sẻ khác về nội dung trên, xin hoan hỷ viết bài gửi về: toasoan@giacngo.vn hoặc bandocgiacngo@gmail.com.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày