Học viện Phật giáo Larung Gar

NSGN - Học viện Phật giáo Larung Gar (cũng còn được gọi là Học viện Phật giáo Serthar) tọa lạc tại thung lũng Larung với độ cao 4.000 mét so với mực nước biển, cách thị trấn Serthar vào khoảng 15km, thuộc hạt Serthar, quận Garze, Đông Tây Tạng; nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
1 hocvien 3.jpg
Học viện Phật giáo Larung Gar

Học viện này do Khenpo Jigme Phuntsok, một vị Lạt-ma xuất chúng theo truyền thống Nyingma, được cho là tái sanh của Terchen Lerab Lingpa, một vị thầy của Dalai Lama thứ 13, thành lập vào năm 1980 tại một thung lũng hoàn toàn không có người cư trú. Địa điểm này được chọn bởi vì trong nhiều thế kỷ nó được xem là một địa linh của Kim cương thừa, nơi đây hành giả được cho có thể dễ đạt được những sở đắc tâm linh cao. Mặc dù tọa lạc tại một địa điểm xa xôi và hoang vắng, từ ban đầu chỉ là một tu viện với số ít chư vị Lạt-ma cư trú, Larung Gar đã phát triển thành một trung tâm nghiên cứu Phật học quy mô và có ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng Phật giáo Tây Tạng khắp nơi trên thế giới. Larung Gar từng có đến 40.000 Tăng Ni và cư sĩ tu học; và hiện tại có hơn 10 ngàn Tăng Ni cũng như cư sĩ tu học tại đây.

Quần thể Học viện Larung Gar vô cùng rộng lớn. Nhà ở dành cho chư Tăng Ni trải kín khắp thung lũng và những triền đồi xung quanh; và xuất hiện giữa những ngôi nhà với mái đỏ đặc trưng này là những điện thờ và giảng đường lớn, nơi dành cho việc giảng dạy và tu học tập thể. Có một tường thành cao ở giữa học viện Larung Gar, ngăn tách khu vực dành cho Tăng và Ni. Khu dành cho Tăng được gọi là Đại Kim Thất (大金室) và khu dành cho Ni được gọi là Nữ Kim Thất (女金室). Những ngôi nhà cư trú của chư Tăng Ni hầu như được làm bằng một loại gỗ được tìm thấy ở vùng đất này và được xây liền kề với nhau.

Một trong những điều đặc biệt tại Larung Gar là có hơn một nửa những người tu học tại đây là nữ, khi trong thực tế số lượng tu viện dành cho Ni giới ở Tây Tạng là ít hơn nhiều so với tu viện dành cho Tăng. Một điểm đặc biệt khác tại Larung Gar là có rất nhiều sinh viên người Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Singapore và Malaysia đến tu học.

Những lớp học ở đây được phân thành hai nhóm, nhóm lớp học dạy bằng tiếng Quan Thoại dành cho Tăng sinh và sinh viên người Trung Quốc và nhóm lớp dạy bằng tiếng Tạng dành cho người Tây Tạng. Mục đích của học viện này bao gồm bốn điểm chính: 1) Thống nhất những trường phái Phật giáo khác nhau trong tinh thần hòa hợp; 2) Giữ gìn tịnh giới; 3) Nghiên cứu, quán chiếu và thực hành Chánh pháp; và 4) Truyền bá Chánh pháp vì lợi ích của tất cả chúng sanh.

1 hocvien 4.jpg


Larung Gar được biết tới là nơi có đến 40.000 Tăng Ni và cư sĩ tu học

Chương trình giảng dạy tại Larung Gar bao gồm ba phần chính, đó là Sutrayana, Mantrayana và văn hóa. Những khóa học về Sutrayana bao gồm năm phần chính: Luật (Vinaya), Luận lý học (Hetuvidya), Luận A-tỳ-đạt-ma-câu-xá (Abhidharmakosa-Sastra), Trung quán (Madhyamika), và Bát-nhã-ba-la-mật (Prajnaparamita).

Khóa học về Mantrayana là học về những kinh chú của Mật giáo cũng như những phương pháp tu tập theo trường phái này. Khóa học về văn hóa liên quan đến khoa học ngôn ngữ, khoa học y, ngôn ngữ Tây Tạng v.v… Ngoài chương trình học, Larung Gar cũng là một trung tâm tu tập mà phương pháp được thực hành chính yếu ở đây là Phowa (Chuyển di tâm thức). Ở đây, mỗi khi có người qua đời ở quanh khu vực Gar, thi thể được mang đến trung tâm này để thực hiện tang lễ. Và hầu như mỗi ngày, trên ngọn đồi không xa học viện, ở đó người ta thực hiện những nghi thức tang lễ với việc chia cắt thi thể của người chết cho chim muông ăn.

1 hocvien 2.jpg


Học viện nhìn từ trên cao

Vào năm 1999, Viện Phật học Larung Gar được New York Times xem là một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn và có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Trong hơn ba thập kỷ, học viện này đã sản sinh nên hàng trăm học giả và hành giả Phật giáo kiệt xuất, và những người này đã lần lượt thành lập những trung tâm Phật giáo khác nhau trên khắp thế giới để truyền bá Phật pháp.

Bởi vì tọa lạc tại một miền đất xa xôi cách xa những thành phố lớn và đường sá không mấy dễ đi nên để đến được Larung Gar là một hành trình không phải dễ dàng. Thành phố lớn gần nhất là Chengdu, cách Larung Gar khoảng 650km và phải mất đến 15 giờ để đến đó bằng xe. Nhưng bù lại sự vất vả của cuộc hành trình, du khách sẽ được thưởng lãm một học viện Phật giáo ấn tượng với một khung cảnh độc đáo và bầu không khí yên bình. Tuy nhiên, Larung Gar cũng là một khu vực nhạy cảm chính trị và vì vậy nó thường hạn chế người nước ngoài viếng thăm.

>> Xem thêm: Xót xa vì Học viện Phật giáo bị Trung Quốc dỡ bỏ || Không thể đốt phá được ngôi chùa trong ta || Lên tiếng việc Phật học viện Larung Gar bị dỡ bỏ ||

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày