Hướng Dương luôn hướng về “mặt trời”

Giác Ngộ - “Từ khi sinh ra cho đến 25 tuổi, tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ về vật chất, được ăn học đàng hoàng lên tới Đại học. Thời gian đó tôi vẫn chìm đắm trong vô minh tăm tối, không phân biệt được thật-giả,không xác định được mục đích tối thượng của cuộc đời. Cho đến khi bị tai nạn mất đi đôi chân rồi tôi mới bắt gặp ánh sáng nhiệm mầu của Phật pháp - một con đường có ánh sáng của giác ngộ”.

Chị Nguyễn Hướng Dương (PD: Hạnh An), Giám đốc "Quỹ từ thiện sách nói dành cho người mù" và là Giám đốc điều hành Thư viện sách nói đã tâm sự như vậy.

Ngồi nghe chị kể chuyện đời - dài như một cuốn tiểu thuyết, rồi phục vì không biết vì sao chị có thể vượt qua được những ngày kinh khủng đó, của 15 năm về trước. Đó là khi tai nạn bất ngờ ập xuống, khi chị vừa 25 tuổi.

HuongDuong-thuviensachnoi(126.JPG

Nguyễn Hướng Dương – Hạnh An - Ảnh: T.T.D

Đó là những nỗi thất vọng tràn trề khi đôi chân không còn, khi những điều chị từng nghĩ là nó sẽ còn mãi với mình bỗng mất đi theo quy luật vô thường. Nhưng rồi tôi cũng hiểu về sự can cường ấy, bởi bên cạnh chị có ba mẹ, và đặc biệt là giáo lý nhân quả đã kịp đến để khơi dậy trong lòng chị những diệu nghĩa sâu xa của nghiệp, của những nỗi mất mát là do mình đã từng gieo đời này hoặc đời nào đó!

Đến bây giờ nghĩ lại chị bảo: Phật pháp cứu đời tôi. Và vì Phật pháp đã cứu Hướng Dương nên Hướng Dương tâm nguyện “sẽ phụng sự Phật pháp và con người đến cuối cuộc đời”. Chân trời mới mở ra cũng là lúc chị chọn ngã rẽ cho mình, bước vào dự án dành cho người khuyết tật, đặc biệt là người mù. Rồi cho đến hôm nay, sau 15 năm làm việc, cống hiến, Huân chương Lao động Hạng nhì mà chị nhận đã là minh chứng cụ thể.

Nhưng, lớn lao hơn là những người mù biết đến chị, biết đến Hướng Dương qua giọng đọc truyền cảm trên trang sách nói online. Những ngày này, không chỉ có các bạn học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu nghe chị đọc sách ôn tập thi tuyển sinh mà còn có nhiều học sinh khác cũng nghe sách chị đọc.

Từ trang sách online của Thư viện sách nói, chị tự túc mở thêm một cửa sổ sách nói Phật pháp (http://www.sachnoiphatphap.com/) để ai chưa có cơ hội đọc sách về Phật giáo thì nghe Hướng Dương đọc.

Chị mỉm cười chia sẻ rồi lại kể về quá trình làm ra trang sách ý nghĩa này: “Vào các ngày nghỉ lễ, thứ bảy, chủ nhật tôi thu âm sách nói Phật pháp tại nhà. Tôi sử dụng một máy vinh tính kết nối với một sound card để thu. Tôi làm việc một mình, vừa đọc vừa tự điều khiển máy. Sau khi ra CD Master tôi đem đi copy thành nhiều bản để cúng dường các chùa. Sau 10 năm thực hiện sách nói Phật pháp tôi đã đọc khoảng 70 tựa sách.Có những tác phẩm dài như Đường xưa mây trắng (600 trang) ,Thả một bè lau (gần 500 trang), Giải thoát trong lòng bàn tay (2 tập,khoảng 900 trang) tôi phải đọc miệt mài 2-3 tháng (có khi hơn) mới xong”.

Đọc như thế và “thấm” dần giáo lý, để rồi giờ đây chị thảnh thơi, mỗi ngày đến nơi làm việc (5 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP.HCM) và khi về lại đọc sách Phật giáo, đọc để hiểu mà tu, và còn để giúp người khác cùng hiểu, cùng tu…

Bạn đọc có thể viết về những chân dung Bạn đạo quanh mình gửi cho Giác Ngộ qua e-mail: bandocgiacngo@gmail.com hoặc thư tay về tòa soạn (85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM)

Giác Ngộ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn - Tranh Phật giáo Trung Quốc

Tám ngọn gió đời

GNO - Chúng tôi có biết một số giai thoại thú vị về Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn. Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn đối diện với "Bát phong”, tức tám ngọn gió đời. Có cách nào để có thể đứng vững trước tám ngọn gió ấy không?
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Đợi nắng

GNO - Buổi sáng, tại mảnh sân nhỏ, thấp thoáng một bóng dáng nhỏ xíu, gầy còm đi vào đi ra hồ như mẹ đang mong chờ một điều gì đó mà lòng bồn chồn khó tả. Rồi mẹ lại trở vào trong nhà khoác thêm chiếc áo, choàng thêm tấm khăn, chân đi ủng và bước ra vườn.
Anh Nguyễn Hồng Lợi bên vợ và con

“Kình ngư không chân” và câu chuyện truyền cảm hứng

GNO - Khuyết tật bẩm sinh, bị bỏ rơi ngay từ ngày mới sinh, được dì và dượng ẵm về nuôi nhưng Nguyễn Hồng Lợi chưa bao giờ oán trách cha mẹ, mà ngược lại, anh xem đó là nguồn động lực để bản thân cố gắng nhiều hơn.

Thông tin hàng ngày