“Choáng” với kho cổ vật Phật giáo ở Việt Phủ Thành Chương
Chiều 15/8/2010 Hà Nội nóng nực là vậy, nhưng lên đến vùng núi Sóc Sơn thì khí trời chuyển sang mát mẻ, mùa thu đã chạm vào vai khi chúng tôi bước chân qua cổng Việt Phủ Thành Chương. Những quả đồi phủ kín cây như một khu rừng, những con đường lát đá gan gà mát rợp dưới những tán xanh, điểm xuyết những khóm hoa rực rỡ. Những ngôi nhà cổ, bức tường đan xen nhau tầng tầng lớp lớp, khiến ta như lạc vào một kinh thành cổ. Việt Phủ Thành Chương quả là một khu sắp đặt kiến trúc độc đáo, công phu trên diện tích hơn 1 ha, với gần 20 công trình kiến trúc mang đậm phong cách cổ: nhà sàn, nhà Bức Bàn, nhà Đại Khoa, nhà Long Đình, nhà rối nước, tháp Sơn Tịnh, nhà Thanh Tĩnh, nhà tranh vách đất, nhà thuỷ đình, Trà Hương Quán, nhà Mặc Hương, nhà Tường Vân, miếu Ngựa, lầu Mặc Hương… Cùng với những ao, hồ nhỏ xinh: hồ rối nước, hồ bán nguyệt, ao sen, ao Mặc Hương… đang mùa hoa sen khoe sắc, toả hương thoang thoảng khiến cả không gian như được ướp bằng hương sen. Cách bài trí trong mỗi kiến trúc được miêu tả thật hấp dẫn, mỗi ngóc ngách đều toát lên cái hồn của văn hoá Việt.
Bước chân vào toà nhà
Quang cảnh tại Việt Phủ Thành Chương
Hướng thượng hoa sen
Rời toà
Tượng Phật cổ trong Bộ sưu tập cổ vật tại Việt Phủ Thành Chương
Nói về kinh Diệu Pháp Liên Hoa, TT Thích Thanh Ấn cho biết, đó là Bộ kinh của những người đã tu chứng đến độ khai hoa. Có câu thơ ngợi ca sự kỳ diệu của kinh này rằng: “Mẹ ngồi tụng kinh Liên Hoa/ Làm thơm suốt cả căn nhà ba gian/ Con ngồi ngủ gục trên bàn/Bài chưa thuộc mà mơ toàn hoa sen”. Bởi vì, khi tụng kinh Pháp hoa, tâm hoa sen cứ dần dần thấm đượm vào trong tâm của mỗi con người. TT Thanh Ấn dẫn một câu thơ của
Ngay sau khi Thời pháp Hoa sen trong Phật giáo kết thúc, cũng là khai mạc triển lãm Mỹ thuật Phật giáo Sen đầu hạ 4. Tham dự lễ khai mạc triển lãm, ngoài TT Thích Thanh Ân, còn có Đại đức Thích Minh Thuận, Phó ban trị sự THPG tỉnh Phú Thọ, các hoạ sĩ cùng đông đảo Tăng ni, Phật tử. Trong lời khai mạc, TT Thích Minh Hiền -chủ trì tổ chức triển lãm cho biết: “Tựa đề triển lãm mang tên một loài hoa thân thiết như cố nhân. Trong tạo hình truyền thống của Phật giáo và của người Việt, sen là hình tượng hằng xuyên trải theo dòng lịch sử. Sen thời Lý thanh tao cánh nhỏ, tả theo lối nhìn nghiêng, làm nên cái siêu thoát. Sen thời Trần mạnh mẽ, cân đối theo trục dọc, mà ta gặp trên nhiều di vật, đặc biệt trang trí cánh cửa chùa Thái Lạc (Hưng Yên). Sen thời Lê tuy không tỉ mỉ trau truốt như sen thời Lý, không mạnh mẽ như sen thời Trần, nhưng lại khoáng hoạt vượt thoát ra ngoài bố cục hình học đã quá quen thuộc. Sen thời Mạc lại liên kết với tư duy dân gian của thời đại ấy, để đồng hiện trong bức tranh toàn cảnh của văn hoá làng xã. Tiếp thu những nghệ thuật khắc họa sen cổ xưa, kết hợp với bút pháp hiện đại ngày nay, ở triển lãm Sen đầu hạ lần này, cái đích của những tác phẩm mỹ thuật là minh chứng cho lộ trình văn, tư, tu của hoạ sĩ - Phật tử, là những câu truyện về đạo và đời, về những điều khả thuyết và bất khả thuyết trong ba ngàn đại thiên thế giới”.
Sen tỏa ở Mặc Hương
Họa sĩ Trứ danh Thành Chương (tức Phật tử Quảng Ân) đón tiếp khách văn Mặc Hương cùng khán giả yêu nghệ thuật Phật giáo bằng tấm lòng tha thiết, chân thành của vị chủ nhà hiếu khách. Họa sĩ chia sẻ: “Tôi đã tự thiết kế tòa nhà này trong khu vực Việt Phủ để dành riêng cho triển lãm nghệ thuật, cũng đặt tên là Mặc Hương. Hôm nay là ngày vô cùng quan trọng đối với Việt Phủ vì là lần đầu tiên tổ chức triển lãm mỹ thuật Phật Giáo, mà lại là triển lãm của nhóm họa sĩ cũng mang tên Mặc Hương. Đây là cái duyên tốt đẹp để sau này nơi đây sẽ là một trong những địa chỉ của nghệ thuật Phật giáo”. Tại triển lãm, Họa sĩ Thành Chương góp mặt bằng 3 tác phẩm sơn mài khổ lớn với đề tài hoa sen mà họa sĩ vừa mới sáng tác. Chiêm ngưỡng những bức tranh, ta thấy sen của Thành Chương không lệ ở hình tướng. Tác giả đã đi sâu vào nội tâm, đem lại đời sống âm thầm đang vươn dậy trong tâm tưởng qua những khóm sen tàn. Nhưng dường những nỗi tàn của sen trong tranh Thành Chương cứ xiết đến tận cùng sâu thẳm, đây là nỗi lòng không của riêng ai cũng không là nỗi đau trong giới hạn của một kiếp người, mà đó là nỗi buồn nhân thế nước chảy bèo trôi. Sen của Thành Chương nhắc ta nhớ về câu thơ của thi sĩ Bế Kiến Quốc đã phác họa chân dung anh: “Y như đầm sen tàn cuối chiều nhạt nắng/Cọng trơ vơ rầu héo tận trong bùn”.
Triển lãm Sen đầu hạ tại Việt Phủ Thành Chương
Rời khỏi sen Thành
sen đấy mà không thấy sen đâu, chỉ còn hương sen hiển hiện trước mắt ta nhìn. Tựa như ảnh trình vào cõi tâm linh, những sự chuyển động kỳ lạ của màu sắc khiến cho những bông sen ấy không thấy có sự xao động, gam màu trầm khiến sen trở nên uẩn huyền hơn. Đó là chuyển dịch nội tâm, tĩnh lặng như một sự tự vươn lên để thức tỉnh, giải thoát mình khỏi những ô nhiễm đời sống trên thế gian trần tục này. Ở tranh của Phật tử Pháp Lạc – Nguyễn Thị Nhàn lại đem đến cho ta cách nhìn rất khác, hình tướng hoa sen chỉ là cái cớ. Với nét vẽ công bút như ứng xử tạo hình trên gốm thời Trần, Pháp Lạc đã gợi về hoa sen một cách ý tứ, đằm thắm như bản tính thường ngày của chị. Những lá rủ xuống đến là duyên, những đường gân cơ hồ như tự mọi nẻo tụ về nơi tâm cứ như sự tương phùng của vạn Pháp. Những đài sen xô nghiêng, thảng thốt. Tất cả cứ lụi đi nhưng không tận diệt, sự lụi ấy chính là khai mở cuộc sinh sôi ở đầu kia của kiếp hoa, theo quy luật: thành – trụ - hoại – không. Có phải Pháp Lạc định nói thế chăng? Cũng không phải thế chăng? Nhưng, tôi nghe một người thưởng lãm thủ thỉ: giá như trong gam màu ấy thêm một sắc độ đậm, đâu đó trong các hình mảng cần thêm một chút dụng công tạo chất cảm hư ảo, thì biết đâu Pháp Lạc sẽ làm người xem bâng khuâng hơn.
Tranh của Quảng Thái – Nguyễn Quang Đức lại là một mệnh đề đứng riêng bởi sự mạnh bạo trong tư duy tạo hình. Quảng Thái chắt lọc cái kết cấu hoa sen của tranh Mạn Đà La Mật tông, rồi đẩy hoa sen vào vị trí trọng tâm. Anh đã sử dụng nhuần nhuyễn mật ý trong các maù sắc: sen màu trắng tượng trưng cho trí tuệ vô thượng của