Khóa tu “một ngày an lạc” tại chùa Linh Thứu

GNO - Ngày 17-11 (nhằm ngày 15-10-Quý Tỵ), TT.Thích Quảng Tâm, trú trì chùa Linh Thứu (tại số 171 đường Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã tổ chức khóa tu “một ngày an lạc” cho Phật tử.

KH (3).jpg

Phật tử đi kinh hành

Chứng minh và tham dự có chư tôn giáo phẩm: HT.Thích Quảng Thiện, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Từ thiện xã hội GHPGVN tỉnh Khánh Hòa; TT.Thích Trừng Thi, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Diên Khánh, chư tôn đức Tăng Ni tại thành phố Nha Trang và khoảng 200 Phật tử tham dự.

Khóa tu được bắt đầu bằng khóa lễ đảnh lễ và niệm Phật, kinh hành, sau đó cúng ngọ, trai Tăng cúng dường cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hoà bình, nhân dân an lạc, cầu siêu cửu huyền thất tổ siêu sinh lạc quốc. Phật tử tham dự khóa tu thọ trai theo nghi lễ Phật giáo.

KH (4).jpg

Lễ trai Tăng tại chùa Linh Thứu

KH (1).jpg
Phật tử tác bạch cúng dường

Ban đạo từ, HT.Thích Quảng Thiện đã sách tấn Phật tử hãy tinh tấn niệm Phật cầu về Tịnh độ, cầu nguyện cửu thất tổ, cầu cha mẹ hiện tiền phước huệ song tu, cha mẹ quá vãng siêu sinh cực lạc.

Khóa tu “một ngày an lạc” tại chùa Linh Thứu kết thúc sau lễ tiểu thí cô hồn nhân ngày rằm hạ nguyên, cầu siêu nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông, cầu âm siêu dương thái.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày