Không nên thả nổi ngành từ thiện xã hội

GN - Từ vụ việc liên quan đến vấn đề quản lý nuôi dưỡng trẻ mồ côi tại Cơ sở Tiên

BTN_0282.JPG
HT.Thích Như Niệm

Phước 2, quận Bình Tân, TP.HCM vào năm 2011 và mới đây, tại chùa Bồ Đề (quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã khiến hai cơ sở này phải chuyển các em đến các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ngày 9-9-2014, UBND TP.HCM giao các cơ quan chức năng chấn chỉnh các hoạt động tại các cơ sở  bảo trợ xã hội. Theo đó, các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn TP; kiểm tra việc tạm trú, tạm vắng; quản lý nhân khẩu, hộ khẩu tại các cơ sở chưa thành lập cơ sở bảo trợ xã hội; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định về nuôi con nuôi… UBND các quận, huyện có trách nhiệm tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ sở này trên địa bàn.

Nhân sự kiện này, PV.Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với HT.Thích Như Niệm, UVTT HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban TTXH T.Ư, Trưởng ban TTXH GHPGVN TP.HCM xoay quanh các vấn đề về ngành từ thiện xã hội của Giáo hội, đặc biệt việc quản lý nuôi dạy trẻ ở các cơ sở mái ấm, nhà mở thuộc các tự viện. Hòa thượng cho biết:

- Hiện nay, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, cơ nhỡ, người già neo đơn tại các chùa với cái tâm từ bi, thương người, muốn đùm bọc trẻ bị bỏ rơi, những người lang thang, không gia đình… có nơi ban đầu từ ít, lâu ngày thành nhiều người. Tuy nhiên, các cơ sở này đa phần là hoạt động tự phát, không báo cáo với Ban TTXH T.Ư cũng như Giáo hội ở phường xã, quận, huyện. Chính quyền địa phương cũng chưa quản lý sát sao hoặc còn nể tình tôn giáo nên còn thả nổi.

Thậm chí trong Ban TTXH T.Ư hiện nay có Trưởng ban, Phó ban, các ủy viên… nhưng vẫn có trình trạng mạnh ai nấy làm, nấy biết chứ không ai biết ai, không đưa về một mối, tức là làm tự phát. Phật giáo sống trong nhân dân, với dân tộc trên tinh thần từ bi, cứu khổ, cái gì Phật giáo làm được thì làm trong tinh thần chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Nhưng, các cơ sở này phải được sự hướng dẫn, quản lý bởi ngành lao động-thương binh và xã hội (LĐ-TB & XH).

Tôi lấy ví dụ trong quy định của Bộ LĐ-TB & XH,  trẻ em ở các trung tâm nuôi dưỡng khi đủ 16 tuổi phải cho hồi gia, trong khi đó một số nơi vẫn còn để ở lại. Ngành từ thiện báo cáo chồng chéo, số lượng không chính xác, nên đôi khi có trường hợp số lượng 1 triệu trở thành 5-7 triệu. Mỗi năm, Giáo hội PGVN thực hiện từ thiện hàng ngàn tỷ đồng nhưng theo tôi là không chính xác vì sự báo cáo chồng chéo, TƯGH cũng ngồi ở văn phòng lấy số liệu chứ không kiểm chứng được, các ngành cũng vậy, cho nên thực chất trong công tác TTXH ít hơn con số được báo cáo.

Tại Cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi chùa Bồ Đề (Hà Nội) vừa qua do lỏng lẻo trong khâu quản lý, đã để nhân viên liên quan đến vụ mua bán người, các cháu mồ côi và người già tại đây phải chuyển đến các trung tâm bảo trợ xã hội do Nhà nước quản lý. Hòa thượng có suy nghĩ gì về việc này?

- Theo Hiến chương GHPGVN, Phật giáo là một tổ chức hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, tất cả các cơ sở từ thiện nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già, theo tôi, đều theo phải chịu sự quản lý của ngành LĐ-TB & XH.

Vụ việc ở chùa Bồ Đề vừa qua, chính quyền địa phương và trụ trì chùa Bồ Đề chưa có sự quản lý, quan tâm đúng mức. Đối với Ni sư Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề cho rằng không có trách nhiệm với những sự việc đáng tiếc xảy ra ở cơ sở nuôi trẻ của chùa là không đúng, bởi dù muốn dù không, Ni sư vẫn có một phần trách nhiệm. Ở đây là do Ni sư chủ quan để ảnh hưởng đến uy tín của GHPGVN.

Rõ ràng sự việc ở chùa Bồ Đề cũng là bài học trong công tác quản lý của các cơ sở giáo dưỡng thuộc tự viện nói riêng và Giáo hội nói chung, bài học đó như thế nào?

- Đây là bài học, khi Phật giáo làm việc gì chúng ta không nên làm mặt nổi mà chúng ta làm từ thiện phải xuất phát từ cái tâm. Hiện nay, đa phần tất cả các cơ sở tự viện làm từ thiện báo cáo thì nghe hay lắm nhưng chưa đúng với thực chất. Ban TTXH T.Ư cũng không nắm được chính xác. Bên cạnh đó, Ban TTXH T.Ư còn ỷ lại sự quản lý của chính quyền, ngành LĐ-TB & XH các cấp. Từ đó, Giáo hội cũng như Ban TTXH T.Ư có sự chủ quan.

Theo Hòa thượng, thời gian tới, Giáo hội cần có những giải pháp nào đối với các cơ sơ nuôi dưỡng chưa được cấp phép nhằm tránh trình trạng tương tự như chùa Bồ Đề có thể xảy ra?

- Giáo hội có nhiều ban, trong đó có Ban Thông tin - Truyền thông (TTTT), vụ việc vừa rồi tại chùa Bồ Đề, Ban TTTT của Giáo hội lại “im re” không nói tiếng lên nói của đại diện Giáo hội, để báo chí, truyền thông khai thác quá đà. Giáo hội ta hiện nay có tổ chức nhưng không có giáo quyền, không ai kỷ luật được những trường hợp này. Giáo hội cũng chỉ nhắc nhở, chứ không có quyền can thiệp sâu vào những việc làm của các vị trụ trì.

Các tự viện muốn chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cần phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của chính quyền, ngành LĐ-TB & XH, quản lý rõ ràng, đúng quy định, xây dựng cơ sở vật chất đúng yêu cầu, nuôi bao nhiêu trẻ, ở lứa tuổi nào tương ứng với trình độ người chăm sóc, số lượng người chăm sóc cho phù hợp, tránh tình trạng nheo nhóc, không quản lý được, không dạy dỗ tốt… Mình mở cơ sở từ thiện là để giúp đỡ cho đời, gánh vác trách nhiệm cùng với xã hội nhưng nếu làm không khéo lại có tác dụng ngược.

Qua các vụ việc đã xảy ra, theo tôi các cơ sở đang nuôi dưỡng các cháu mồ côi, cơ nhỡ, trẻ  khuyết tật, người già neo đơn... cần làm đúng các quy định của ngành LĐ-TB & XH để quy về một mối, có tính pháp lý rõ ràng thì hoạt động giáo dưỡng ở chùa mới tốt được. Các cơ sở mái ấm, nhà mở này xét thấy làm được dưới sự quản lý đó thì làm còn nếu không, có thể giao lại cho các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước để họ quản lý tốt hơn. Không nên để các cơ sở này làm việc vô tổ chức, không khéo người ta sẽ nói Giáo hội là một tổ chức nhưng làm việc vô tổ chức.

Với cương vị là Phó Trưởng ban Thường trực Ban TTXH TƯGH, Trưởng ban TTXH TP.HCM, Hòa thượng có những lời khuyên nào dành cho những chùa đang có cơ sở mái ấm, nhà mở đang hoạt động và chưa được cấp phép?

- Đứng trên cương vị người có trách nhiệm của Ban TTXH T.Ư, tôi luôn có suy nghĩ những ai được Giáo hội suy cử thì ta nên lãnh việc chứ không nên lãnh chức, nên làm bằng cái tâm của mình chứ đừng lấy vấn đề từ thiện làm một cái nghề. Chúng ta đang sống theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam nên làm từ thiện có liên quan trực tiếp đến đối tượng bảo trợ xã hội đều phải chịu sự quản lý của ngành LĐ-TB & XH.

Các nhà mở, mái ấm thuộc tự viện phải thực hiện các quy trình hướng dẫn của ngành LĐ-TB & XH thì mới quản lý tốt được. Ngược lại, ngành LĐ-TB & XH cũng phải có trách nhiệm kiểm soát tất cả những cơ sở này, chứ ngành LĐ-TB & XH không nên ngại tôn giáo mà thả nổi. Khi đó không chỉ một Bồ Đề mà còn nhiều cơ sở nữa có thể xảy ra tình trạng tương tự.

Đối với cá nhân tôi làm từ thiện do cái tâm cần có phải có cái tầm, đừng lợi dụng việc từ thiện là việc “làm ăn”. Nếu làm từ thiện đúng, trong sáng thì mọi người cùng tham gia chung tay, thì sẽ vận động được một tập thể từ thiện. Coi từ thiện là trách nhiệm người dân, trong đó Phật giáo có sự chia sẻ với cộng đồng đúng nghĩa.

H.Diệu thực hiện

_____________

* Đọc thêm:

>> Một nửa sự thật sẽ không còn là sự thật
>> Tòa buộc báo NLĐ cải chính, xin lỗi cơ sở từ thiện Thiên Phước 2
>> Vai trò pháp lý của cơ sở từ thiện xã hội Phật giáo

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày