Lãnh đạo Giáo hội nhận định về phát ngôn của ông Dương Ngọc Dũng

GNO - Về việc Giáo hội các tỉnh, bắt đầu là Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk, tiếp sau đó là Đắk Nông và một số nơi khác kiến nghị về những phát ngôn của ông Dương Ngọc Dũng, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, đã xúc phạm Tăng Ni gây bức xúc dư luận, trong tuần báo Giác Ngộ phát hành thứ Sáu, 1-11 này, HT.Thích Quảng Xả, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã trả lời phỏng vấn của Báo Giác Ngộ.

Chua Phat Co Don (1).jpg
Bìa tuần báo Giác Ngộ số 1023 - Mỹ thuật: Tống Viết Diễn

Nhận định và ý kiến của HT.Thích Quảng Xả là tiếng nói của vị giáo phẩm lãnh đạo cao cấp của Hội đồng Trị sự, cơ quan trung ương điều hành mọi hoạt động của GHPGVN mà báo Giác Ngộ đã đặt vấn đề trả lời phỏng vấn chính thức về sự việc này, cho tới thời điểm báo Giác Ngộ số 1023 ghi bản in ấn.

Mời quý bạn đọc quan tâm theo dõi nội dung bài trả lời phỏng vấn của vị giáo phẩm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự được Trung ương Giáo hội phụ trách theo dõi Phật sự khu vực Tây Nguyên, đăng trên chuyên mục Sự kiện - Vấn đề.

Cùng hướng nội dung trên, trong mục Suy nghiệm lời Phật với liên hệ những tình huống về ứng xử mà Đức Thế Tôn đã dạy: thái độ cần thiết của người học Phật trước những chê trách, chỉ trích, gièm pha, thậm chí là mắng chửi của người đời, qua bài “Buông xả hơn thua nhưng không im lặng”.

Song song đó, nội dung liên quan tới các dấu ấn của chùa Thanh Tâm, dân gian thường gọi là chùa “Phật Cô Đơn”, sau thời gian xây dựng lại, sẽ cử hành lễ kiết giới, an vị Phật vào thượng tuần tháng 11-2019 này cũng đã được đề cập trên trang 3 và trang Văn hóa.

Phần tiếp theo của bài giảng “Sự tương đồng giữa kinh Đại thừa và kinh Nguyên Thủy” của HT.Thích Trí Quảng; "Cần phân biệt khuyết giới và phạm giới"; "Lỡ xăm hình Đức Phật giờ phải làm sao?"; "Tại sao lục trai không có ngày mùng một?"... là những nội dung trên mục Phật họcTư vấn.

“Trầm cảm - Biết thương, biết vượt qua” là bài viết, cũng là những chia sẻ sâu sắc của tác giả Diệu Quỳnh, một giảng viên đại học, về hội chứng đang có xu hướng gia tăng nhiều nơi, cả ở các nước phát triển. Câu chuyện được cảm hứng từ sự việc gần đây, Sulli Choi, ca sĩ dòng nhạc K-pop, diễn viên Hàn Quốc được nhiều người yêu quý, bị trầm cảm và đã lựa chọn khép lại vĩnh viễn cuộc đời ở tuổi 25. Trước đó, năm 2017, Kim Jong Hyun cũng khiến làng giải trí châu Á đau buồn khi kết thúc đời mình ở tuổi 27 rực rỡ. Và còn rất nhiều cái tên nổi tiếng trên thế giới từng chọn cho mình cái kết tương tự khi đang ở đỉnh cao… Bài đăng trên mục Văn hóa.

“Ai có thể làm cho ta đau?”, “Mẹ vui là... tụi con vui” - về lòng tử tế trong đời thường; “Leicester City tưởng niệm ông chủ bằng nghi thức Phật giáo”, cùng các tùy bút, tản văn, sáng tác… là các nội dung trên các chuyên mục thường kỳ như Quốc tế, Sáng tác, Tuổi trẻ…

Tuần báo Giác Ngộ phát hành theo lịch ấn hành vào thứ Sáu hằng tuần, tuy nhiên, tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, báo sẽ phát hành sớm 1 ngày. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.

>>> Mời chư Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc đăng ký báo Giác Ngộ 2020

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày