Nam Định: Khánh thành chính điện chùa Thanh Cảnh

GNO - Sáng qua, 11-1, chùa Thanh Cảnh long trọng tổ chức lễ cắt băng khánh thành chính điện chùa.

1 kh thanh 1.jpg


Chư tôn đức chứng minh lễ cắt băng khánh thành chánh điện chùa Thanh Cảnh

HT.Thích Minh Tâm, TV HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Nam Định; TT.Thích Quảng Hà, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nam Định; TT.Thích Quảng Biên, UV BTS GHPGVN tỉnh Nam Định, Trưởng BTS GHPG huyện Mỹ Lộc cùng chư tôn đức Tăng Ni Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nam Định cùng chư tôn đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh về tham dự.

Ông Trần Trung Am, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; ông Lương Hồng Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh Nam Định; ông Đinh Minh Hoan, Phó ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Nam Định; ông Trần Sĩ Ngoạn, Chủ tịch UBMTTQVN huyện Mỹ Lộc; ông Đặng Công Lê, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Hưng... tham dự buổi lễ.

1 kh thanh 2.jpg


Đoàn Phật tử dâng hoa cúng dường

1 kh thanh 3.jpg
Chư tôn đức, Phật tử tham dự buổi lễ

Chùa Thanh Cảnh tọa lạc tại xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc (Nam Định), trên mảnh đất phía đông của làng Thượng, tương truyền chùa Thanh Cảnh còn có tên gọi chùa Chài đã có trên 600 năm lịch sử. Xưa kia chùa vốn là một nơi biển nước mênh mông, sóng cả, cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu bằng nghề chài lưới nên mới có tên “chùa Chài”.

Làng Thượng xưa kia còn có tên là làng Lộng, tục truyền rằng khi đó giữa biển nước mênh mông sóng cả có một gò đất nổi lên, gò đất cao đó chính là nơi nép thuyền trú ngụ của dân chài khi mưa không thuận, gió không hòa. Vào một ngày đẹp trời trong khi đang thả lưới đánh bắt, một ông cụ dân chài vớt được một pho tượng Phật, đó là một sự hy hữu và điềm lành đối với dân làng chài lúc bấy giờ. Sau đó dân làng lập am thờ Phật trên gò đất nổi và truyền tụng khắp nơi trong vùng. Từ đó chùa được mang một cái tên chùa Chài đến tận ngày nay.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử chùa Chài cũng được trùng tu qua các triều đại như: thời vua Minh Mạng (1820-1840); vua Tự Đức (1848-1883); Khải Định (1916-1925); vào năm 1932 dưới thời trị vì của vua Bảo Đại năm thứ 7 chùa Chài cùng với nhân dân đức quả chuông nặng 191 kg tới ngày nay vẫn được lưu truyền và ghi trong sử sách của làng.

Chùa không chỉ là nơi phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho thiện nam tín nữ, chùa còn là nơi giải thoát thanh cao cho các chúng sinh trên vạn nẻo đường. Không những thế, chùa còn là nơi căn cứ hoạt động cách mạng qua các thời kỳ của dân tộc, là nơi dạy học…

1 kh thanh 4.jpg
Chư tôn đức cắt băng khánh thành chánh điện chùa Thanh Cảnh

1 kh thanh 5.jpg
Và dâng hương cúng dường Tam bảo tại chánh điện

Năm 2006 được sự đồng thuận của các cấp chính quyền, sự chỉ đạo của TT.Thích Quảng Hà và sự tâm huyết phụng sự đạo pháp của nghiệp sư Thích Đàm Hiền, Thích Đàm Hương, đặc biệt là sự gia trì Phật pháp của gia đình ông Đặng Minh Đốc và bà Đặng Thị Tỏ, anh Đặng Minh Truyền đang sinh sống tại TP.HCM - thành tâm dâng cúng xây dựng toàn bộ ngôi Tổ đường, tường bao quanh khu vực nội tự và cổng làng thôn Thượng, trong đó có sự góp công của toàn thể nhân dân làng Thượng.

Năm 2011, ban kiến thiết xây dựng chùa gồm 30 người. Trải qua hơn 2 năm thi công xây dựng với rất nhiều các hạng mục công trình tổng trị giá lên đến gần 10 tỷ đồng.

Tin, ảnh: Thập Bát Công

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày