Bir Purna Pustak Sangarahalaya (BPPS) thuộc Lalithpur (Nepal) đã đưa ra sáng kiến này. BPPS là một thư viện tư nhân duy nhất đang lưu giữ những cuốn sách về Phật giáo và các sách bằng ngôn ngữ Nepal.
Người đứng đằng sau công việc dịch thuật Tam tạng sang ngôn ngữ Newari là Dunda Bahadur Vajracharya của Nepal. Là một học giả hàng đầu của Phật giáo, ông đã đưa ra dự án này và làm tiêu tốn một chi phí rất lớn từ quỹ tư nhân, năng lượng và thời gian của ông cho nỗ lực tuyệt vời này.
Bộ sưu tập bao gồm nguyên bản Tam tạng bằng tiếng Pali và bản dịch sang các thứ tiếng Anh, Hindi, Phạn, Sinha, Miến Điện và ngôn ngữ Thái. Ngoài ra còn có các ấn phẩm về văn hóa Phật giáo, nghệ thuật, văn học và lịch sử Nepal. Những cuốn sách này đều đã được chuyển sang hình thức băng cassette, đĩa CD và VCD bằng ngôn ngữ Nepal
Công việc dịch thuật Tam tạng lần đầu tiên được bắt đầu hơn 25 năm trước đây và một phần ba của Tam tạng Pali đã được hoàn thành, tạo ra sự quan tâm rất lớn về Phật giáo trong nhân dân Nepal. Dunda Bahadur dành cả cuộc đời mình để hoàn thành công việc này nhằm thực hiện tâm nguyện cuối cùng của người mẹ quá cố của ông.
Do nỗ lực không mệt mỏi ngày này qua ngày khác, ông đã thành công trong việc hoàn thành bản dịch Trường Bộ kinh trong vòng 45 ngày. Công trình này được xuất bản và cho đến nay là văn bản trong Tam tạng đầu tiên được công bố ở Nepal. Đây là một bước đột phá lớn trong lịch sử xuất bản văn học Phật giáo tại Nepal.
Tuy nhiên, công việc đi vào bế tắc sau và được bắt đầu lại vào tháng 1 năm 2009 với sự tham gia của một nhóm các học giả Phật giáo, cư sĩ và giới tu sĩ. Dunda Bahadur tự mình đã dịch xong 4.878 trang trong 17.665 trang của Tam tạng Pali và xuất bản ra công chúng. Số lượng trang được dịch khoảng 10.110 trang.
Hòa thượng Dhammapala cho biết yếu tố quan trọng nhất của dự án dịch thuật Tam tạng là tất cả các thành viên của Hội đồng đều là các nhà sư trẻ năng động của Nepal với một kiến thức toàn diện về Phật giáo, ngôn ngữ Sinhale, Pàli và tiếng Anh.
Tất cả các tu sĩ là những sinh viên đã tốt nghiệp đại học và cũng là những diễn giả và cây bút xuất sắc đã làm cho công việc của Vajracharya Dunda Bahadur trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Hòa thượng Dhammapala cảm thấy rất tiếc vì ở nơi ra đời của thái tử Tất Đạt Đa nhưng phần lớn người Nepal không có ý tưởng rõ ràng về Phật giáo. Nhiều người trong số đó dường như nghĩ về Đức Phật như một vị thần nào đó và thờ phượng Ngài.
Hòa thượng Dhammapala cho rằng điều này là do ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Một thế kỷ trước, Phật giáo ở Nepal chỉ giới hạn trong các nghi lễ đơn giản truyền thống. Do đó, việc dịch Đại tạng kinh ra tiếng Newari phải trở thành công việc bắt buộc.