Ngày 11-7: TP.HCM ghi nhận 1.397 ca nhiễm Covid-19, 479 ca đang điều tra dịch tễ

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Việt Nam ghi nhận 1.953 ca mắc mới gồm 8 ca nhập cảnh và 1.945 ca ghi nhận trong nước trong ngày 11-7. Trong đó, 1.361 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Tại TP.HCM, tổng số ca nhiễm ghi nhận là 1.397, gồm 918 là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 479 ca đang điều tra dịch tễ.

Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 13.012, Bắc Giang 5.714, Bắc Ninh 1.663, Bình Dương 1.500, Đồng Tháp 578, Hà Nội 504, Phú Yên 436, Long An 393, Đà Nẵng 256, Quảng Ngãi 170, Trà Vinh 27, Bình Định 21, Sóc Trăng 13, Lâm Đồng 12, Cần Thơ 8, Ninh Thuận 6.

Hôm nay, 11-7, là ngày thứ 3 TP.HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 - Ảnh: Bảo Toàn

Hôm nay, 11-7, là ngày thứ 3 TP.HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 - Ảnh: Bảo Toàn

Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27-4 đến nay là 26.271, ghi nhận ở 58 tỉnh thành. Có 71 bệnh nhân được công bố khỏi Covid-19.

Chiều nay, Bộ Y tế cũng công bố 7 bệnh nhân cao tuổi tại TP.HCM, Đồng Tháp tử vong do Covid-19, trong đó có 6 người mắc bệnh lý nền.

Theo Tiểu ban điều trị, 7 ca tử vong được ghi nhận từ số 113-119.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: Ưu tiên hàng đầu hiện nay là đảm bảo giữ khoảng cách

Trong cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo TP.HCM về tình hình dịch bệnh trên địa bàn và công tác triển khai tăng cường, siết chặt các biện pháp phòng chống Covid-19 vào sáng nay 11-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã lưu ý một số vấn đề.

Về xét nghiệm, Phó Thủ tướng cho rằng công tác này cần phải đẩy nhanh hơn, tận dụng triệt để các thiết bị xét nghiệm. Phải lường trước các điểm có tỉ lệ F0 cao để có phương án hướng dẫn kịp thời.

Bộ phận chuyên môn tại TP.HCM làm việc với Bộ Y tế để xem xét, điều chỉnh thời gian điều trị F0 tại các bệnh viện dã chiến phù hợp. Hiện nay, thành phố đã triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà, điều quan trọng khi thực hiện phương án này là phải làm sát với thực tiễn, kịp thời hướng dẫn các biện pháp để người dân an tâm.

Phó Thủ tướng đồng tình với phương án rà roát toàn bộ danh sách công nhân để nắm bắt được tình hình sức khoẻ tổng thể, kích hoạt lại Bộ tiêu chí an toàn Covid-19 trong sản xuất tại tất cả các đơn vị.

Về chăm lo đời sống của người dân, theo Phó Thủ tướng, cần lưu ý các địa điểm, khu vực, kênh phân phối hàng hoá để thông tin kịp thời cho người dân và phát động các chương trình thiện nguyện. Tuy nhiên, cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn phòng, chống dịch.

Về vắc-xin ngừa Covid-19, Phó Thủ tướng cho biết Trung ương vẫn tiếp tục ưu tiên vắc-xin cho TP.HCM. Tuy nhiên, vắc-xin cần có thời gian để phát huy hiệu quả. Vì vậy, ưu tiên lớn nhất trong thời gian này là giữ khoảng cách giữa người với người, nhà với nhà… Việc tiêm vắc-xin vẫn tiến hành theo kế hoạch nhưng tuyệt đối không chạy theo tiến độ, thành tích. Cần có kế hoạch cho nhân dân đăng kí tiêm qua mạng, lên lịch chi tiết các đối tượng, thời gian, địa điểm tiêm. Tuyệt đối giữ an toàn trong quá trình tiêm, không cấp tập tiêm trong vài ngày, tránh tình trạng tập trung đông đúc.

Bên cạnh đó, cần đặc biệt ưu tiên phòng dịch, phân ca, kíp đối với lực lượng xử lý rác thải, vệ sinh môi trường. Trong lực lượng này phải có một nhóm chuyên xử lý rác thải y tế với quy trình nghiêm ngặt.

Thành phố cần thực hiện nhanh các biện pháp để mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, kịp thời phân phối về các cơ sở, đảm bảo đủ cho nhu cầu phòng chống dịch và giảm bớt gánh lo cho cơ sở y tế tuyến dưới.

Đối với công tác chấm thi Trung học Phổ thông, kết quả chấm thi tại TP.HCM, Phó Thủ tướng đề nghị thành phố không áp lực về thời gian, phải tuyệt đối đảm bảo an toàn với dịch bệnh, không để một giáo viên nào trong khu chấm thi nhiễm Covid-19.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày