Những bài thuốc tăng đề kháng có sẵn trong nhà

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang - Phó khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Q.2 (TP.HCM) - đưa ra các chỉ dẫn mà ai cũng có thể làm để bảo vệ sức khỏe với các nguyên liệu luôn sẵn có trong nhà.

Ớt, có công dụng giúp giảm đau nhức, cải thiện hệ tuần hoàn máu, giảm cân, chống bệnh tiểu đường, chống cảm cúm, giúp thư giãn, ngủ ngon… Chỉ những người có triệu chứng nhiệt miệng, bệnh trĩ, thận, đau dạ dày, phụ nữ đang có thai và cho con bú, bệnh nhân viêm túi mật, đau mắt đỏ thì tránh sử dụng.

ot.jpg

Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu…”, bác sĩ Sang cho biết.

Một số lưu ý: trong trường hợp âm hư nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng gừng.

Khi sử dụng gừng không nên gọt vỏ vì vỏ gừng có rất nhiều công dụng chữa bệnh, chỉ cần rửa sạch sau đó sử dụng. Không nên ăn gừng trong thời gian dài đối với những người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh đái tháo đường…

Khi bị cảm lạnh, uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Trái lại, đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không dùng gừng. Không nên ăn gừng tươi đã bị giập vì sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Hành củ có công dụng tốt cho sức khỏe răng miệng. Hành thường được sử dụng để ngăn ngừa sâu răng và nhiễm trùng miệng, tăng cường hệ miễn dịch, điều trị các bệnh lý tim, kiểm soát lượng đường trong máu, có tác dụng như thuốc chống côn trùng, ngăn ngừa ung thư, giảm đau tai và giúp đẹp da.

Hành tươi sống có tác dụng mạnh hơn hành luộc chín. Hành nên nghiền nát để tế bào thoát hoạt chất, sau đó để vài phút cho men chuyển hóa thành chất cho tác dụng dược lý cần thiết. Là gia vị, hành nên cho vào sau khi nấu chín món ăn và chỉ để một lúc, tránh để hoạt chất quý bị nhiệt phá hủy.

“Theo Đông y, hành có tính ấm nên tránh dùng cho người có dương thịnh, hỏa bốc. Ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng như có thể làm mắt mờ, tóc chóng bạc, thậm chí cản trở ra mồ hôi. Phụ nữ có kinh sớm, kinh nhiều nên tránh ăn nhiều hành. Ngoài ra, không được dùng hành cùng mật ong và không được dùng cho người huyết áp cao”, ông Sang cho hay.

Tỏi cũng giúp phòng tránh cảm cúm, giảm huyết áp, phòng chống ung thư, cải thiện chức năng xương khớp. Thế nhưng, người mắc bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu thì không nên ăn tỏi bởi trong loại củ này có thành phần gây kích thích màng nhầy, mô liên kết mạc của mắt. Đừng ăn tỏi khi bụng đói vì dễ gây viêm loét dạ dày do chất allicin trong tỏi có tính kháng sinh gây phát tác và dẫn tới nóng trong dạ dày.

Không ăn tỏi nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về gan. Lúc đang bệnh nặng cũng không nên ăn tỏi. Trường hợp người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu… thì không nên ăn tỏi vì sẽ gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Quốc Ngọc / Phụ nữ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày