PG thành Nam đã đạt được những phát triển vượt bậc

GNO - Bằng sự chung sức chung lòng, sau 5 năm hoạt động Phật sự, nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ và tiến hành Đại hội, Ban Trị sự PG tỉnh Nam Định vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng II do Nhà nước trao tặng. Nhân sự kiện này, trao đổi với phóng viên Giác Ngộ, TT.Thích Quảng Hà cho biết:

Điểm nổi bật trong 5 năm qua là công tác Phật sự của Tỉnh hội tăng trưởng về nhiều mặt. Ban Trị sự đã bám sát vào Nghị quyết Đại hội Phật giáo nhiệm kỳ VII và Nghị quyết của TƯGH để xây dựng chương trình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Hoạt động của Tỉnh hội khẳng định rõ vị thế và tiềm năng quan trọng của mình. Các chỉ tiêu Đại hội đại biểu lần thứ VII đề ra cơ bản đều đạt kết quả cao như: Đào tạo được đội ngũ kế thừa qua các trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Công tác tổ chức giới đàn quy mô và nghiêm túc, số lượng và chất lượng qua mỗi mùa an cư kiết hạ đều tốt hơn những năm trước. Tham gia công tác từ thiện xã hội tích cực và đầy đủ. Tích cực trong những phong trào ích nước lợi dân như bảo vệ an ninh Tổ quốc, xanh sạch môi trường, xây dựng nếp sống văn minh trên cơ sở giữ gìn bản sắc trong sáng của dân tộc.

wwwT2 (9).JPG

TT.Thích Quảng Hà - Ảnh: Giác Vũ

Những thành quả to lớn đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua của Tỉnh hội Phật giáo Nam Định xuất phát từ cở sở phát huy được sức mạnh đoàn kết, hòa hợp theo phương châm hoạt động của Giáo hội. Từ Ban Trị sự đến các vị Tăng Ni trong tỉnh đều thống nhất ý chí để hành động, phát huy sức mạnh đại đoàn kết và hòa hợp.

Theo Thượng tọa, nội dung hoạt động Phật sự nào của Nam Định 5 năm qua là ấn tượng nhất?

Theo tôi, đó là công tác đào tạo Tăng tài. Đối với Phật giáo tỉnh Nam Định, đây là nhiệm vụ trọng tâm mang tính chất kế thừa truyền thống sâu sắc, cũng là thước đo khẳng định sự tồn tại và phát triển của Tỉnh hội. Để đáp ứng công việc hoằng dương Chính pháp lâu dài, Ban Trị sự luôn duy trì việc giảng dạy của trường trường Trung cấp Phật học, đào tạo các thế hệ Tăng tài. Tính từ khi mở trường trung cấp Phật học, năm 1993 đến nay, nhà trường đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho Tăng Ni sinh 4 khóa và tiếp tục đào tạo khóa thứ V, tổng số đã có hơn 600 Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp và tiếp tục theo học tại các Học viện Phật giáo và sau đại học ở trong và ngoài nước. Vừa qua, Tỉnh hội Phật giáo đã kết hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội mở 2 lớp đào tạo cử nhân triết học tôn giáo, có 98 vị đang theo học. Đây chính là vườn ươm các Tăng tài, làm nòng cốt cho thế hệ kế cận sau này.

Ngoài việc tạo điều kiện, động viên Tăng Ni theo học tại trường trung cấp, cao đẳng, học viện Phật giáo, để Tăng Ni trang bị cho mình một hành trang cần thiết của một “Sứ giả Như Lai”, Ban Trị sự còn hướng cho những Tăng Ni trẻ có một lý tưởng sống xứng đáng là bậc Thầy mô phạm. Nhiệm kỳ vừa qua có 4 vị bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, 3 vị đang tiếp tục tham gia nghiên cứu sinh, 20 vị Tăng Ni tốt nghiệp Học viện Phật giáo, 5 vị Tăng Ni tốt nghiệp Cao đẳng Phật học, 72 vị Tăng Ni tốt nghiệp trường TCPH, hiện nay có 49 vị Tăng Ni đang theo học tại HVPG, 1 vị Ni đang theo học trường Cao đẳng Phật học và 80 vị đang theo học tại Trường TCPH tỉnh Nam Định. Số Tăng Ni tốt nghiệp và theo học ở trường hàng năm đều đạt kết quả cao, nhiều Tăng Ni được tặng bằng khen và gấy khen của Ban Giám hiệu nhà trường. thành tích đó thật đáng tự hào, là niềm vinh dự của Tỉnh hội.

Còn những hạn chế thì sao, bạch Thượng tọa?

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong nhiệm kỳ vừa qua vẫn còn những tồn tại và hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển của Tỉnh hội. Trước hết, đó là công tác tổ chức của Tỉnh hội vẫn còn bất cập về nhiều mặt, do trình độ khả năng chuyên môn còn nhiều hạn chế, nhiều khi chỉ nhận chức chứ không nhận việc khiến cho lĩnh vực phụ trách bị trì trệ, hoạt động không hiệu quả. Đồng thời việc phân công, phân nhiệm, theo dõi chuyên nghành, chuyên ban chưa kịp thời đầy đủ, dẫn đến việc chỉ đạo còn nhiều thiếu sót, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đi lên.

Song song đó, Ban Trị sự chưa nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các Tăng Ni để lồng vào công tác của Giáo hội, chưa phát huy được sức mạnh tổng thể của Tăng Ni trong mọi lĩnh vực công tác, nhất là lớp Tăng Ni mới tốt nghiệp các trường Phật học cũng như thế học. Một số ít Ban Đại diện, Tăng Ni, cơ sở tự viện chưa được thực sự đoàn kết, giữa Tăng Ni với Tăng Ni, giữa thầy với đệ tử, giữa Tăng Ni với Phật tử ở địa phương.

wwwT1.jpg

Trúc Lâm Thiên Trường (TP.Nam Định) - nơi diễn ra phiên chính thức
Đại hội PG Nam Định ngày mai 22-7 (Ảnh: Chính Tâm)

Ngoài ra, phần nhiều chùa ở nông thôn nên còn nhiều bất cập, chương trình tu tập căn bản cho tín đồ Phật tử chưa được chú trọng, mà chủ yếu nhằm vào những ngày lễ lớn trong năm mới có cơ duyên truyền bá Chính pháp cho đông đảo tín đồ. Đó cũng là lý do làm cho tín đồ Phật tử cải đạo theo một số hình thức tín ngưỡng khác, trái với tư tưởng tình cảm tín ngưỡng dân tộc.

Như vậy, theo Thương tọa, trong thời gian tới, Phật giáo Nam Định sẽ giải quyết những hạn chế này như thế nào?

Tăng Ni, Phật tử tỉnh Nam Định đã cùng nhau đi hết nhiệm kỳ công tác Phật sự của mình, những thành quả mà Tăng Ni và đồng bào Phật tử đã đạt được là rất đáng tự hào. Một nhiệm kỳ hoàn thành khối lượng công việc không phải là nhỏ, dù rằng vẫn còn nhiều mặt yếu kém đang tồn tại, song ưu điểm chúng ta đạt được vẫn là cơ bản. Những thành tích to lớn trong nhiệm kỳ vừa qua đã khẳng định sức mạnh về thống nhất ý trí, thống nhất hành động trong mỗi Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà. Đó là tính đoàn kết hòa hợp cao độ, xem trọng sự nghiệp chung vì Đạo pháp và Dân tộc.

Tuy nhiên để giải quyết những hạn chế gặp phải trong quá khứ, thời gian tới Phật giáo toàn tỉnh cần xem trọng công tác, năng lực lãnh đạo vì đây là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng hiệu quả công tác của tỉnh hội. Ban Trị sự cần quan tâm xây dựng đội ngũ lãnh đạo có “tâm”, có “tầm” và có “tài”, vững về định lực, đầy đủ tuệ lực, nhiệt tâm trong công tác. Tiếp tục đưa một số Tăng Ni trẻ có đạo hạnh, tâm huyết, học vị cao hay tốt nghiệp Học viện Phật giáo Việt Nam vào làm việc, nhằm mục đích củng cố và tăng cường đội ngũ kế thừa Phật pháp sau này.

Ngoài ra, cũng cần quan tâm nhiệm vụ hoằng pháp, không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tập hợp tín đồ Phật tử. Nên có những hoạt động thiết thực phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương, đáp ứng nguyện vọng của đồng bào Phật tử. Ban Hoằng pháp phải khắc phục và nỗ lực thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong điều kiện và khả năng cho phép.

Ban Trị sự nên thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe thấu hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của Tăng Ni, tín đồ Phật tử. Đặc biệt quan tâm tới những nơi hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

Chân thành cảm ơn Thượng tọa!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày