Phát huy tiềm lực Tăng Ni đạt nhiều thành quả Phật sự

GN - Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là tỉnh có số lượng tự viện, Tăng Ni đông, đứng thứ ba trong 63 tỉnh thành của cả nước. Tại BR-VT, nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau cùng tu học hài hòa, đoàn kết và phát triển trong ngôi nhà chung GHPGVN. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh BR-VT nhiệm kỳ V (2012-2017) đã thực hiện đồng bộ các chương trình Phật sự chuyên ngành.

Vị thế Phật giáo trong vùng kinh tế trọng điểm

Với các điều kiện của một vùng đất như trên, Ban Trị sự PG tỉnh nỗ lực, tăng cường công tác quản lý trên cơ sở sự đồng tình ủng hộ của các hệ phái, tự viện, Tăng Ni và Phật tử, nhất là sự hỗ trợ của TƯGH, sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước các cấp. Ban Trị sự PG tỉnh khắc phục những khó khăn, phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp, nâng cao trách nhiệm, vai trò quản lý để hoàn thành các chương trình Phật sự của nhiệm kỳ V đề ra và nhiều thành quả trên các lĩnh vực chuyên ngành như: Hoằng pháp, Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Văn hóa, Nghi lễ, Hành chánh Giáo hội, Hướng dẫn Phật tử, Từ thiện xã hội…

Phật giáo tỉnh BR-VT là tỉnh có số lượng Tăng Ni chỉ sau Phật giáo TP.HCM và  Đồng Nai. Do đó, Ban Trị sự tỉnh đã vận dụng nguồn trí tuệ tập thể của 500 Tăng Ni được bổ nhiệm ở các chuyên ban và 114 Tăng Ni hoạt động ở Ban Trị sự PG 7 huyện, thành phố trong tỉnh, theo đó triển khai các hoạt động Phật sự và đạt được những thành tựu toàn diện.

_DSC0452.JPG

Chư tôn đức Tăng Ni tham dự Đại lễ Phật đản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Để đáp ứng nhu cầu thọ giới tu học, hành đạo của Tăng Ni, Phật tử, Ban Tăng sự tỉnh phối hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tổ chức thành công Đại giới đàn Thiện Hòa VII (năm 2013) và Đại giới đàn Đồng Huy (năm 2016). Hai Đại giới đàn này đã truyền giới cho gần 2.300 giới tử Tăng Ni và khoảng 1.000 cư sĩ Phật tử thọ giới Bồ-tát tại gia và giới Thập thiện.

Điểm đặc biệt của PG tỉnh BR-VT là Văn phòng Ban Trị sự tỉnh đã được hệ thống hóa hành chánh đặc thù, điều chỉnh và tăng cường nhân sự hợp lý, phân nhiệm cụ thể nên tham mưu Thường trực Ban Trị sự giải quyết hiệu quả nhiều Phật sự trọng đại với tính năng động cao. Trong nhiệm kỳ V, Ban Trị sự đã tổ chức học tập, hội thảo, hội nghị để quán triệt và phổ biến các thông bạch, thông tư, chỉ đạo, chủ trương, văn kiện của Giáo hội đến Ban Trị sự các huyện, thành phố và Tăng Ni toàn tỉnh.

Ban Trị sự chủ động đánh giá công tác Phật sự cũng như thúc đẩy các hoạt động Phật sự đi vào thực chất, chiều sâu qua các hội thảo chuyên ngành về Gia đình Phật tử (năm 2012), Hội thảo Tăng sự (năm 2013), nhất là Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc (năm 2015). Các hội thảo này giúp cho Tăng Ni có tâm huyết về các chuyên ngành trực tiếp được học tập, nghiên cứu sâu và thực nghiệm, đồng thời khẳng định được uy tín vững chắc, năng lực quản lý của Ban Trị sự tỉnh.

Bên cạnh đó, phát huy thế mạnh về tiềm lực Tăng Ni, Phật tử, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh BR-VT đã chỉ đạo và bám sát các hoạt động từ thiện xã hội của Ban Trị sự các huyện, thành phố và Tăng Ni, tự viện trong tỉnh để tổng hợp các hoạt động đạt kết quả đáng trân trọng…

Bên cạnh những hoạt động chuyên ngành nổi bật, Phật giáo tỉnh BT-VT vẫn còn vài hạn chế. Đó là chưa có giải pháp khả thi cho dự án thành lập chùa Tỉnh Hội đặt trụ sở Văn phòng Ban Trị sự tỉnh tại thành phố Bà Rịa để tiện cho chư tôn đức Tăng Ni các huyện, thành phố tham dự các phiên họp, sự kiện của Ban Trị sự tỉnh. Ban Trị sự vẫn chưa thành lập được Ban Trị sự Phật giáo huyện Côn Đảo để triển khai các Phật sự, đáp ứng nhu cầu tu học của bà con Phật tử địa phương và nhu cầu hành hương tâm linh của du khách thập phương.

Hoằng pháp, giáo dục đào tạo Tăng Ni là nhiệm vụ quan trọng

Nhiệm kỳ qua, Ban Giáo dục Tăng Ni đã điều hành Trường Trung cấp Phật học tỉnh (TCPH) theo mô hình nội trú cho Tăng sinh tại tổ đình Đại Tòng Lâm, Ni sinh tại Ni viện Thiện Hòa. Thành quả cụ thể của Trường TCPH, đào tạo tốt nghiệp khóa 8, hệ trung cấp có 201 Tăng Ni sinh, và khóa 6 hệ cao đẳng Phật học (niên khóa 2014-2017) với 84 Tăng Ni sinh.

Hiện nay, trường chiêu sinh đào tạo khóa 9 hệ trung cấp với 150 Tăng Ni sinh, và khóa 7 hệ cao đẳng (niên khóa 2017-2019) với 95 Tăng Ni sinh. Hiện tại, cơ sở trường Tăng đã xuống cấp do trải qua thời gian 25 năm xây dựng bán kiên cố.

Vì vậy, HT.Thích Quảng Hiển, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh kiêm Hiệu trưởng Trường Phật học Đại Tòng Lâm đang xây dựng công trình Nhà Văn hóa Trường Phật học với sức chứa khoảng 5.000 người. Công trình bao gồm giảng đường, lớp học, phòng họp; dần tu sửa các hạng mục khác cho tiện nghi, khang trang, kiên cố hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu tu học của Tăng sinh trong tỉnh.

Ban Trị sự, Ban Giáo dục Tăng Ni cũng xác định công tác giáo dục, đào tạo là ngành trọng điểm, đào tạo lực lượng kế thừa. Do đó, ưu tiên cho Tăng Ni nâng cao trình độ Phật học, Ban Giáo dục Tăng Ni đã đề xuất Thường trực Ban Trị sự tỉnh giới thiệu Tăng Ni sinh dự thi vào Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Hà Nội và Huế.

Ban Giáo dục Tăng Ni cũng giới thiệu Tăng Ni sinh theo học tại các trường cao - trung Phật học, TCPH các tỉnh, thành; cao cấp và trung cấp giảng sư do Ban Hoằng pháp T.Ư tổ chức, giới thiệu Tăng Ni sinh theo học lớp thạc sĩ tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM; giới thiệu Tăng Ni sinh du học các nước như: Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Sri Lanka, Myanmar, Malaysia . . .

Hiện nay, một số Tăng Ni đã tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ trở về phục vụ cho Giáo hội và tham gia giảng dạy các trường Phật học. Bên cạnh đó, để chuẩn bị kiến thức cho Tăng Ni trẻ đã xuất gia, trước khi vào học TCPH của tỉnh, Ban Giáo dục Tăng Ni đề xuất Ban Trị sự GHPGVN tỉnh hướng dẫn cho Ban Trị sự PG TP.Vũng Tàu tiếp tục khai giảng Lớp Sơ cấp Phật học khóa 3 tại Linh Sơn cổ tự.

Thực hiện tinh thần “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài”, các thành viên trong Ban Hoằng pháp đã dốc tâm huyết đóng góp cho nền giáo dục Phật giáo và truyền bá Chánh pháp trên toàn quốc một cách đa dạng như: Tham gia giảng dạy tại các lớp sơ cấp Phật học, trường TCPH, lớp cao đẳng chuyên khoa, Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Phật học VN, giảng dạy tại các đạo tràng niệm Phật, tu Bát quan trai giới; các trường hạ trong và ngoài tỉnh.

Ban Hoằng pháp tổ chức và tham gia giảng dạy các khóa tu học mùa hè, trại sinh hoạt hè tạo sân chơi lành mạnh, đạo đức cho thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh; tham gia tổ chức thành công các sự kiện Phật giáo lớn như: Đại lễ Phật đản, Vu lan - Báo hiếu, Đại giới đàn, giao lưu diễn giảng với Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành bạn.

Ước tính trong 5 năm qua, tập thể giảng sư thuộc Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh BR-VT đã giảng dạy 6.798 buổi, trong đó HT.Thích Giác Hạnh thuyết giảng trong và ngoài nước khoảng 1.000 buổi.

Nhằm tạo cơ hội cho Tăng Ni trẻ thực hành, thể nghiệm kiến thức đã học, Ban Hoằng pháp cũng đã tiếp nhận các vị Tăng Ni đã tốt nghiệp từ các khóa cao, trung cấp giảng sư vào thành viên Ban Hoằng pháp của tỉnh.

Hiện nay, các vị Tăng Ni trẻ đang công tác cho Ban Hoằng pháp tỉnh với nhiều hoạt động khởi sắc, tạo nên sinh khí mới cho hoạt động hoằng pháp như: phối hợp các Ban Giáo dục Tăng Ni, Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Văn hóa PG tỉnh tổ chức thành công Hội thi Giáo lý cho Phật tử tại Viện Chuyên tu (huyện Tân Thành), tổ chức thành công Hội thi Diễn giảng cho Tăng Ni hành giả an cư 18 trường hạ trong tỉnh tại Đại Tòng Lâm…

Đặc biệt, Ban Hoằng pháp đã đề xuất và hỗ trợ Thường trực Ban Trị sự tỉnh đăng cai tổ chức thành công Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc từ ngày 5 đến ngày 8-12-2015 do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, phối hợp của Ban Hoằng pháp T.Ư chỉ đạo, đã quy tụ 1.100 đại biểu Tăng Ni, 1.300 hoằng pháp viên từ 49 tỉnh thành và khoảng 20.000 Phật tử tham gia…

Phật giáo tỉnh BR-VT có 3.893 Tăng Ni (trong đó 1.210 vị Tăng và 1.778 vị Ni) với 430 cơ sở tự viện; 32 đơn vị Gia đình Phật tử với 1.528 đoàn sinh và 271 huynh trưởng tham gia sinh hoạt; 96 đạo tràng với tổng số 12.340 cư sĩ Phật tử; 5 cơ sở thờ tự hoạt động bảo trợ xã hội (nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em cơ nhỡ, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn); 4 bếp ăn tình thương tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Trong nhiệm kỳ V, Tăng Ni và Phật tử trong tỉnh đã thực hiện hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội đạt 302 tỷ đồng

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày