Phát triển phiên bản online, hướng tới giới trẻ

0:00 / 0:00
0:00

GNO - Chia sẻ trước thềm kỷ niệm 45 năm báo Giác Ngộ ra số đầu tiên (1-1-1976 – 1-1-2021), chư vị giáo phẩm Thường trực Ban Trị sự Phật giáo một số quận huyện tại TP.HCM, đã nhận định, tờ báo là món ăn tinh thần không thể thiếu của Phật giáo thành phố nói riêng và Phật giáo cả nước nói chung.

“Với nguồn tin uy tín, kịp thời, cùng những bài viết chất lượng và hình ảnh sống động, báo Giác Ngộ đã góp phần làm cầu nối lan tỏa thông điệp và giáo lý Phật giáo đến gần hơn với cộng đồng suốt 45 năm qua.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, báo cũng cần có những đổi mới và cải tiến hơn nữa, kịp thời nắm bắt thị hiếu độc giả trong môi trường công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay”, đây cũng đồng thời là khẳng định của chư vị giáo phẩm khi chia sẻ những góp ý về báo Giác Ngộ.

H1 (2).jpg


TT.Thích Huệ Công

Cần bổ sung nhiều hình ảnh về các hoạt động Phật sự trên nền tảng trực tuyến

Theo đó, TT.Thích Huệ Công, Quyền Trưởng BTS GHPGVN Q.8, Trưởng ban Phật giáo người Hoa TP.HCM, Trưởng ban Bảo trợ Hội Chữ thập đỏ Q.8, nhận định, bên cạnh thông tin thì hiện nay hình ảnh cho một bản tin là điều cần đặc biệt chú trọng.

“Hiện đối với Giác Ngộ phiên bản báo giấy, có thể hiểu về sự giới hạn số lượng hình ảnh ở các mục tin tức thời sự, hay thậm chí ở một số bài viết chuyên đề, do cần sâu sát vào nội dung. Song, đối với nền tảng trực tuyến, nơi hoàn toàn không bị bó buộc bởi không gian, khổ giấy, thiết nghĩ nên đầu tư hơn về số lượng hình ảnh, tạo sự sống động cho mỗi bản tin”, Thượng tọa nhấn mạnh.

Theo TT.Thích Huệ Công, trên thực tế, ngày nay, việc có một thiết kế và trình bày về hình ảnh đẹp mắt, phong phú, đa dạng góc nhìn, sẽ tạo được ấn tượng với độc giả. Từ đó, thu hút, giúp độc giả quan tâm nhiều hơn đến nội dung.

Thượng tọa chia sẻ: “Nhất là đối với các bản tin mang tính thời sự khá đơn điệu, hay các hoạt động Phật sự như từ thiện xã hội… mà hiện nay, số lượng hình ảnh đang ở mức khá hạn chế. Bên cạnh thông tin gói gọn theo đúng chuẩn mực báo chí, báo Giác Ngộ online cần bổ sung thêm nhiều hình ảnh, lột tả chân thực các hoạt động Phật sự đến bạn đọc nói chung”.

Cần các chuyên mục chú trọng đến người trẻ

“Các vấn đề liên quan đến Tăng Ni sinh cũng như Phật tử trẻ, theo tôi, đều hết sức quan trọng. Vì vậy, việc tạo một môi trường chuyển tải những thông tin hoằng pháp, hướng dẫn, tham khảo xác tín, ngoài khuôn khổ nhà chùa, là rất cần thiết. Chúng ta đã có một kênh như vậy, đó là báo Giác Ngộ, với độ uy tín cao của một cơ quan báo chí chính thống”, SC.Thích nữ Liễu Ngọc, Phó Thư ký Phân ban Ni giới, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS Phật giáo Q.4 (TP.HCM), chia sẻ.

Theo Sư cô Liễu Ngọc, đối với Phật giáo, công tác hoằng pháp cho thế hệ Tăng Ni sinh, đặc biệt là chư Ni trẻ, là một thách thức.

H3 (2).jpg


SC.Thích nữ Liễu Ngọc

SC.Thích nữ Liễu Ngọc nhìn nhận: “Trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay, dù vẫn hạn chế tối đa, song hầu như ai cũng có một chiếc điện thoại thông minh của riêng mình, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Do đó, báo Giác Ngộ nên tận dụng việc này, mở rộng thêm một số chuyên mục liên quan đến các bài nghiên cứu chuyên sâu phục vụ cho giới Tăng Ni sinh đang tu học. Đồng thời, có thêm các mục như tư vấn về cuộc sống theo giáo lý nhà Phật, tạo sự nhẹ nhàng, gần gũi, dễ tiếp cận với bạn đọc nói chung”.

>> Mời bạn đọc chia sẻ kỷ niệm, hiến kế với báo Giác Ngộ

Giao Hảo

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Điều xấu của một tu sĩ: Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày