Sẽ tổ chức Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer

GNO - HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã thay mặt Ban Thường trực HĐTS ấn ký Thông báo số 359/TB-HĐTS, ngày 22-9-2018 về tổ chức Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VIII, gởi đến BTS GHPGVN các tỉnh, thành phố, chư tôn đức giáo phẩm Phật giáo Nam tông Khmer.

Thông báo cho biết, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Thường trực HĐTS GHPGVN và chương trình hoạt động Phật sự năm 2018 của GHPGVN; Căn cứ công văn số 1003/TGCP-PG ngày 19-9-2018 của Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Thường trực HĐTS GHPGVN phối hợp với chư tôn đức giáo phẩm Phật giáo Nam tông Khmer, BTS GHPGVN tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VIII và tọa đàm khoa học “Chính sách dân tộc và tôn giáo đối với tộc người Khmer: Lý luận và thực tiễn”.

H1.JPG
Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần VII - Ảnh: Bảo Thiên

Hội nghị diễn ra các ngày 19, 20-10-2018. Địa điểm: Tọa đàm: Khách sạn Mường Thanh Luxury Cà Mau (Lô C03A Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Cà Mau, P.9, TP.Cà Mau, Cà Mau); Hội nghị: Hội trường Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau; Đại biểu lưu trú tại: Khách sạn Mường Thanh.

Thành phần tham dự: Đại biểu Phật giáo, dự kiến 270 đại biểu gồm: Ban Thường trực HĐTS, Văn phòng 2 TƯGH, Phật giáo Nam tông Khmer 14 tỉnh, thành phố, Ban Thường trực BTS GHPGVN các tỉnh, thành có Phật giáo Nam tông Khmer sinh hoạt, đại diện Phật giáo Nam tông Kinh; Ban Tôn giáo Chính phủ, đại diện các cơ quan bộ, ngành trung ương và địa phương, đại biểu Sở Nội vụ - Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc các tỉnh, thành có Phật giáo Nam tông Khmer sinh hoạt.

Chủ đề hội nghị:“Phật giáo Nam tông Khmer hội nhập và phát triển”; Chủ đề tọa đàm: “Chính sách dân tộc và tôn giáo đối với tộc người Khmer: Lý luận và thực tiễn”.

Phân bố đại biểu: Đại biểu Phật giáo Nam tông Khmer tại TP.Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang (mỗi tỉnh 8 đại biểu); Đại biểu Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh: 35 đại biểu; Đại biểu PGNT Khmer tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang (mỗi tỉnh 30 đại biểu); Đại biểu Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh An Giang: 20 đại biểu; Đại biểu Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh: 20 đại biểu; Đại biểu Ban Thường trực BTS GHPGVN các tỉnh, thành có Phật giáo Nam tông Khmer (mỗi tỉnh, thành 2 đại biểu); Đại biểu Phật giáo Nam tông Kinh (5 đại biểu); Học giả, nhà nghiên cứu: 40 đại biểu.

Về báo cáo và tham luận, thông báo đề nghị Ban Trị sự hỗ trợ chư tôn đức phụ trách Phật giáo Nam tông Khmer lập bản báo cáo tổng kết công tác Phật sự của Phật giáo Nam tông Khmer từ sau hội nghị chuyên đề lần thứ VII đến nay (2016-2018). Chư tôn giáo phẩm, chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer, học giả, nhà nghiên cứu chuẩn bị bài phát biểu, tham luận bằng văn bản, không quá 05 trang đánh máy A4.

Thời gian gửi danh sách đại biểu, báo cáo tổng kết công tác Phật sự của Phật giáo Nam tông Khmer tại địa phương, bài phát biểu tham luận về Văn phòng 2 TƯGH - Thiền viện Quảng Đức, 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, TP.Hồ Chí Minh, chậm nhất ngày 5-10-2018, đồng thời gửi theo địa chỉ Email: vitinhvp2@yahoo.com để Văn phòng thực hiện tập tài liệu hội nghị và kỷ yếu tọa đàm được đầy đủ và chính xác. (Đề nghị khi gửi qua Email, sử dụng bảng mã Unicode và font chữ Times New Roman, size 14).

Hội nghị sẽ do Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, Ban Tôn giáo tỉnh cà Mau đồng chủ trì; Ban Thường trực HĐTS, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học.

Văn phòng 2 TƯGH, Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) tỉnh Cà Mau, BTS GHPGVN tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức: Đón tiếp đại biểu, trang trí hội trường, ẩm thực, cư trú của đại biểu. Kinh phí Hội nghị đề nghị Ban Thường trực HĐTS, Ban Tôn giáo Chính phủ (Vụ Phật giáo), UBND tỉnh Cà Mau hỗ trợ.

Thông báo đề nghị các BTS GHPGVN liên hệ với Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh, thành lập danh sách đại biểu tham dự hội nghị theo số lượng ấn định; hỗ trợ kinh phí đưa đón đại biểu địa phương đi tham dự hội nghị. Để hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VIII và tọa đàm khoa học được thành công tốt đẹp, Ban Thường trực HĐTS rất mong Ban Trị sự, chư tôn đức Phật giáo Nam tông Khmer hoan hỷ thực hiện theo tinh thần thông báo này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày