Quyển “Sống chung với cơn đau và bệnh tật” – Tỉnh thức để tự giải thoát khỏi mọi đau đớn của bệnh tật
Burch không phải đã nắm vững được hoàn toàn mọi phản ứng đối với cơn đau kinh niên, nhưng cô đã học được rằng mỗi một phút giây đều mở ra cho ta một cơ hội để chọn lựa. Cô chú ý đến những thói quen không có lợi của mình và mạnh mẽ chống lại cơn đau. Dần dần Burch cảm thấy mình có thể sáng tạo và được tự do trong cuộc vật lộn hàng ngày với cơn đau này.
Cô so sánh cơn đau đầu tiên với cơn đau thứ hai. Cơn đau đầu tiên luôn gây khó chịu cho cơ thể. Cơn đau thứ hai lại có vô số sự chống trả lại những cảm giác của cơn đau đầu tiên - trong cơ thể, trong tinh thần, trong cảm xúc, tất cả đều cùng một lúc. Lúc đó, ta sẽ nhận ra: cơn đau đớn và sự chống trả; nó vạch ra một khoảng cách rất rõ rệt trong tâm trí ta. Chính lúc này cơn đau thứ nhất chuyển sang cơn đau kế tiếp, và làm vơi đi sự đau đớn cơn đau thứ hai này.
Những cảm xúc tiêu cực bao quanh cơn đau đó – như sợ hãi, buồn rầu, tức giận, lo lắng – ta đều có thể hiểu được, nhưng chúng cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng cơn đau. Nghịch lý là, ta càng muốn chạy trốn nỗi đau, chống lại nó và bực tức, thì nó càng thống trị tâm trí ta, và ta càng trở nên gắn liền với nó - thậm chí trói buộc ta vào nó.
Burch phác thảo những phương pháp hít thở nhằm giúp mình chịu đựng trong giây phút đó, và thực hành chánh niệm để biết được tất cả những cái tinh tế trong mỗi lần trải nghiệm. Cô cho rằng, cứ chú ý đến một cảm giác đau đớn thì ta có thể khảo sát được nó, xem nó ‘làm bằng cái gì’, thấy được nó đúng là nó thật, không như mình tưởng tượng.
Tiếp theo đó là rất nhiều điều đáng ngạc nhiên. Chẳng hạn như ta thấy cái mà ta gọi là “cơn đau của tôi” đó tiếp tục thay hình đổi dạng. Rồi có thể đi kèm theo đó là một cảm giác thích thú. Đó cũng là một cơ hội để ta xem xét sự căng thẳng về thể xác, sự lo âu, giận dữ, hoặc thất vọng về cơn đau như thế nào.
Thực hành chánh niệm có thể tạo ra một khe hở trong một mạng lưới chằng chịt những thói quen của ta. Đó là giây phút ta có thể chọn lựa một cơ hội nhỏ bé để làm nên một thay đổi mới, bằng cách ngắt ngang dòng thác phản ứng bình thường. Burch gọi nó là ‘chiến trường’, bởi vì những động cơ của thói quen thường nhật có thể đang thúc ép chống trả lại. Nhưng cũng chính lúc ấy ta sẽ có được một sự tự do, qua đó ta có thể tìm thấy chìa khóa để mở cánh cửa đi vào một cuộc sống vui tươi, tự tin, và sáng tạo.
Burch đã trải qua 5 năm tại một trung tâm an cư Phật giáo. Điểm quan trọng trong việc luyện tập của cô là phương pháp hít thở bắt nguồn từ những hình thức thiền định Phật giáo.
Thực tập hơi thở có thể hỗ trợ trị liệu bệnh - Ảnh minh họa
Theo đó, nhờ chú ý vào việc hít thở mà chúng ta luôn trụ ở hiện tại. Điều này giúp chúng ta luôn tỉnh thức và biết được điều gì đang diễn ra trong tâm trí ta, cùng lúc với cảm giác, tư tưởng, hình ảnh - đó là tất cả những điều khiến ta không tỉnh thức ở giây phút hiện tại. Nhờ thiền định liên tục, ta có thể sống chánh niệm, và tách mình khỏi những tư tưởng, cảm xúc, và nhất là những cơn đau. Lúc đó chúng ta đã có thể tự kiểm soát.
Không có gì ‘bí truyền’ trong phương pháp của Burch, và phương pháp ấy có thể làm được dễ dàng. Tuy nhiên, nó rất có thể ‘phản trực giác’. Cơn đau có ở đây vì một lý do nào đó, và nó gây cho ta khó chịu - khiến ta phải tránh xa nó, hoặc cảnh báo ta coi chừng những chỗ đau, và phải dành thời gian để chữa lành nó. Nếu ta không cảm thấy đau và không tránh nó, thì sẽ rất nguy hiểm. Tuy vậy, đối với những cơn đau kinh niên, thì lại là một lãnh vực khác, và nó đòi hỏi ta phải có lối tư duy khác: phải có một vài thủ đoạn đánh lừa tâm lý và tinh thần.
Trong lúc thuốc men phương Tây rất thành công trong việc điều trị những căn bệnh cấp tính, thì việc chữa những bệnh mãn tính dường như còn bị lãng tránh.
Ngày nay dân số ngày càng tăng và con người càng sống lâu hơn, người ta cần có một đời sống yên ổn. Ta có thể thấy đến một lúc nào đó, những vấn đề tương tự như những kinh nghiệm nhân đạo và trí tuệ của Burch sẽ trở thành một phần quan trọng trong chế độ điều trị của chúng ta.