Sống là không chờ đợi !

Tôi đã nghe triết lý sống  ấy nhiều lần, nhưng chưa thấm, cho đến khi  tiếp xúc trực tiếp với những người trẻ, những vị “cắt ái từ thân”, xả bỏ những giá trị của thế gian để tìm cầu đạo giải thoát và cả những người trẻ dấn thân vào cuộc đời mới thấy châm ngôn ấy là “câu thần chú” thúc giục những đôi chân tình nguyện, những hành động vị tha, cao cả…

songnhuanh.gif

Hơn hai tháng qua Giác Ngộ đã khởi đăng hai loạt bài về người trẻ, về những người tuổi đôi mươi phơi phới biết từ bỏ những cái không dễ bỏ đối với nhiều người, biết sống trẻ, hòa mình vào cuộc đời để lắng nghe tiếng khổ, giúp cuộc đời bớt khổ. Sau bài báo là những phản hồi đầy trân trọng, thán phục về hạnh xuất thế gian và dấn thân cho lý tưởng, đi vào những ngóc ngách khổ đau của cuộc đời ngõ hầu đem ánh sáng tình thương, hiểu biết đến số đông đã minh chứng cho một triết lý khác, đó là sống tận tụy bằng trái tim thì sẽ đến được với trái tim của nhiều người. Những lời cổ xúy, động viên và tán thán từ bạn đọc về những việc làm thiện lành của những người trẻ trong hai loạt bài “Chọn con đường… từ bỏ” và “Con đường dấn thân” cho người viết nhận ra rằng: một khi tiếng chuông chánh niệm được gióng lên thì sự tỉnh thức cũng hiện hữu.

Tôi nghĩ đến “truyền đăng tục diệm”, việc thắp lửa trong mỗi người cũng như sự truyền trao ngọn lửa mầu nhiệm từ cuộc sống. Để có được cái duyên cạo đầu đâu phải dễ, để sống và tu tập vững chãi, có niềm an lạc, truyền sự an lạc cho nhiều người lại càng cần thêm những thử thách. Biết vậy, nhưng những người trẻ đã chọn là sẽ đi, đi như một dòng sông để không bị hóa hơi trong những lúc cam go, gian khổ. Đó cũng chính là hành động sống không chờ đợi.

Tôi lại nhớ đến những người trẻ khác với những câu hẹn hò: “Mai mốt già rồi hãy đi chùa, niệm Phật”, và họ chưa bao giờ nghĩ về sự thật “Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”! Chỉ có khi nào nhận diện ra điều đó thì người trẻ mới biết sống là không chờ đợi!

Đồng thời, cũng phải nhận ra sự thật về nỗi khổ niềm đau của con người và muôn loài thì người trẻ mới có thể trải lòng, sẻ chia. Những nghĩ suy xuất phát từ tình thương, lòng nhân ái đã thôi thúc những dấu chân tình nguyện đi đến khắp các nẻo đường, trao gửi thông điệp sẻ chia không phân biệt đến nhiều người. Và khi ấy hạnh phúc không chỉ hiện diện nơi người nhận mà cả người cho cũng có hạnh phúc. Vì vậy, nói rằng ngay khi cho là lúc ta nhận rất nhiều để chỉ cho kết quả này. Đấy là hiệu ứng về sự trao truyền hạnh phúc mà có trải qua mới thấy, mới nghiệm được nó là chân lý, là một cách thực tập cần thiết để nuôi dưỡng bi, trí giữa cuộc đời.

Tôi nhớ thầy tôi từng chia sẻ với những người trẻ về sự sống hiện tại mầu nhiệm, về lý tưởng của tuổi trẻ… và thầy định nghĩa: “Trẻ là khi con người ta còn muốn cống hiến, muốn sáng tạo và sống vì mọi người”. Với ý nghĩa đó, thầy bảo thầy còn trẻ dù tuổi đời của thầy đã 80. Bởi vì chạy theo những danh lợi, đua theo những phù phiếm, chất chứa tiền của rồi cũng gửi thân về cát bụi mà thôi… Cứ đi rồi sẽ tới!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người thân mất lúc nửa đêm giỗ vào ngày nào?

GNO - Ông cụ nhà tôi mất lúc 23 giờ 50 ngày 20-12-Quý Mão. Vì ông mất lúc 23 giờ 50 là giờ Tý, mà giờ Tý nối liền giữa hai ngày (từ 23 giờ ngày 20-12 đến 1 giờ ngày 21-12) nên một số người thân cho rằng ông mất vào ngày 21-12-Quý Mão. Cách tính ngày mất như vậy có chính xác không? 

Thông tin hàng ngày