Thống kê tự viện cần tu sửa, Tăng Ni ở nhà ngoài...

Trụ sở BTS - Việt Nam Quốc Tự
Trụ sở BTS - Việt Nam Quốc Tự

GNO - Thông báo về thống kê tự viện có nhu cầu xây dựng, Tăng Ni đang cư trú ngoài các cơ sở tự viện vừa được HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM vừa ấn ký (số 264/TB.BTS, ngày 10-7-2018) gởi đến BTS GHPGVN 24 quận huyện, chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các cơ sở tự viện TP.HCM.

Theo đó, thực hiện tinh thần công văn số 1761/MTTQ-BTT, ngày 5-7 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN TP.HCM; Ban Thường trực BTS GHPGVN TP đề nghị các BTS Phật giáo quận, huyện khẩn trương thực hiện hai (02) công tác Phật sự quan trọng như sau:

1. Thống kê các cơ sở tự viện có nhu cầu trùng tu (cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình chính hoặc các công trình phụ), đã nộp hồ sơ xin phép nhưng đến nay vẫn chưa được các ngành chức năng cấp phép.

2. Thống kê số lượng Tăng Ni hiện đang cư trú ngoài các cơ sở tự viện tại địa phương.

Để Ban Thường trực BTS Phật giáo TP có cơ sơ pháp lý trao đổi với Ban Thường trực UBMTTQVN TP nhằm hỗ trợ các cơ sở tự viện có nhu cầu trùng tu sớm được cấp phép, Tăng Ni tại địa phương được ổn định công tác cư trú; đề nghị các BTS Phật giáo quận, huyện và chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các cơ sở tự viện khẩn trương thực hiện có kết quả tinh thần thông báo này.

Các Ban Trị sự tranh thủ gởi kết quả thống kê về Văn phòng BTS GHPGVN TP (Việt Nam Quốc Tự, số 242-244 đường 3/2, phường 12, quận 10) kể từ ngày ra thông báo đến hết ngày 13-7-2018.

Hoặc gởi qua email: ghpgtphcm@gmail.com hay phương tiện Zalo: Ban Thư ký Thành phố và 24 quận huyện. Ban Thư ký BTS Phật giáo TP không tập hợp các bảng thống kê nộp trễ theo thời gian quy định của thông báo này.

Mọi chi tiết liên hệ: ĐĐ.Thích Trung Nguyện, Phó Thư ký BTS GHPGVN TP (ĐT: 0903125445); ĐĐ.Thích Trí Đức, Phó Văn phòng phụ trách hành chánh BTS GHPGVN TP (ĐT: 0909355824).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày