Trung Quốc: Chùa Thiếu Lâm - Tung Sơn tổ chức pháp hội "Tinh Tấn Thất"

(GNO): Ngày 10-11 (mồng 5-10 ÂL), nhân ngày sinh nhật của Tổ sư Đạt Ma, chùa Thiếu Lâm - Tổ đình Thiền tông Trung Quốc tổ chức Pháp hội Thiền thất "Tinh Tấn Thất" mùa đông, để tưởng niệm bậc Tổ sư đã dày công truyền bá Thiền tông, và cũng để tìm lại chính mình. Đây là hoạt động diễn ra hàng năm.
phatgiao-1.gif

Các "Thiền Hòa tử" đến phòng phương trượng

cáo bạch "Sanh Tử Giả", lễ thỉnh Pháp sư Thích Vĩnh Tín khai thị

 

Các thiền giả đến từ các nơi trên toàn quốc, cùng tu hành đả tọa, khắc kỳ thủ chứng (tinh tấn tu tập trong một thời gian nhất định sẽ được chứng đắc) trong "Tuyển Phật Trường - Thiền đường của chùa Thiếu Lâm. Các pháp tu hành theo truyền thống như: Tọa hương, hành hương, tham thiền, tịnh tu... Bắt đầu Pháp hội "Thiền Thất" thời gian là bảy bảy bốn mươi chín ngày.

 

Lúc 15 giờ, sau nghi thức lễ Tổ, các "Thiền Hòa tử" (tên gọi người tham thiền) tham gia Pháp hội Phật thất lần này, tiến về phòng phương trượng cáo bạch "Sanh Tử Giả", lễ thỉnh Pháp sư Thích Vĩnh Tín khai thị.

phatgiao-2.gif

17 giờ 30, nghi thức khởi thất "Tinh Tấn thất" năm Canh Dần, được cử hành tại Thiền đường chùa Thiếu Lâm, do phương trượng Thích Vĩnh Tín chủ trì.

 

Được biết, Pháp hội "Tinh Tấn thất" lần này, Thiền Hòa tử cũ rất nhiều, có thể nói là lão tham vân tập, số người "Đả tọa" là 90 đơn (đơn: giường ngủ cho 1 người). Chùa Thiếu Lâm lễ thỉnh Hòa thượng Huệ Thông, Trưởng lão Thiệu Vân, Hòa thượng Chiếu Thiền, Hòa thượng Tu Viên, Pháp sư Bổn Như làm Thủ tòa, Pháp sư Ngộ Tuyên làm Tây Đường, Pháp sư Long Trung, Pháp sư Diên Điển làm Hậu đường, Pháp sư Ngộ Giản làm sư Duy Na, Pháp sư Vĩnh Liễu làm sư Tri Khách, Pháp sư Bi Sơ làm Thư ký.

 

Khởi nguyên Thiền thất: Thiền thất bắt nguồn từ 7 ngày chứng đạo của Đức Phật dưới cội bồ đề. Đức Phật phát thệ: Nếu không thành đạo, thề không rời khỏi Bảo tòa Kim Cang, thật là cục diện mới cho 7 ngày thành Phật.

 

Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc từ thời Đông Hán, những bậc cao tăng miền Tây Vức đến Đông Thổ truyền đạo, nhưng hầu hết các vị này đều nghiêm trì giới luật, tuân thủ lời Phật dạy, cho nên trong suộc sống hằng ngày, họ phải đi khất thực, hoặc dựa vào phẩm vật cúng dường của tín đồ. Do vì sự sai biệt giữa chế độ văn hóa và phong tục văn hóa truyền thống Trung Quốc, cho nên Tăng chúng Trung Quốc trước thời nhà Tùy, Đường, có một số dựa vào sự tín ngưỡng cúng dường của vua hoặc các quan đại thần, để sống và tu hành.

 

Tổ sư Đạt Ma vượt biển đến Đông Thổ, truyền pháp môn Thiền tông - tâm ấn của Phật, từ đó Trung Quốc mới bắt đầu có Thiền tông. Sau khi truyền đến Lục Tổ, học giả các nơi tụ hội về, phái Thiền tông như mặt trời nhô lên từ hướng Đông, ánh sáng chiếu soi muôn trượng. Trong đó lấy Thiền sư Hoài Hải Bách Trượng ở Hồng Châu, Giang Tây làm người đứng đầu Sí Sở, thay đổi qui chế Đông Lai. Người sáng lập chế độ Tòng Lâm, chính là sư đồ Mã Tổ và Bách Trượng. Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải còn sáng lập Tòng lâm Thanh quy.

phatgia´o-3.gif

Thiền đường chính là nhà "Tuyển Phật", lập ra thời hạn 7 ngày để tuyển Phật. Từ triều nhà Tống đến nay, dần dần đã trở thành tắc đặc biệt của Thiền tông. Thiền thất Tinh Tấn cùng tương hợp với Tham thiền nhất chỉ, mà lưu hành trong thiên hạ. Thiền tông trong chốn tòng lâm, mỗi khi mùa đông đến, các việc đồng áng đã xong, lại càng không có những tạp vụ khác, nên tổ chức tu hành "Khắc Kỳ Thủ Chứng", lấy 7 ngày làm một kỳ hạn, gọi là "Đả Thiền Thất". Các Thiền Hòa tử trong Thiền Thất, càng nỗ lực tham cứu hơn ngày thường.

 

Cáo "Sanh Tử Giả": Đả "Thiền thất". Mục đích là "Khắc Kỳ Thủ Chứng". Các Thiền hòa tử trong thời gian "Thiền Thất", không tham gia các thời khóa tụng sớm và tối, buông bỏ tất cả ngoại duyên quấy nhiễu, đơn giản hóa các hoạt động, mỗi việc đều là phục vụ "Thiền Thất". Trước khi bắt đầu "Thiền Thất", phàm những người tham gia đả thất đều phải hướng về chư Phật, Bồ tát cáo bạch "Sanh Tử Giả", rồi sau đó mới đến trước vị Hòa thượng chủ thất cáo "Sanh Tử Giả", tức là không tham gia các hoạt động pháp sự khác trong chùa, chỉ nhất tâm Tham thiền mà thôi.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Truy phong Thượng tọa Thích Phước Hạnh (Vĩnh Long) lên giáo phẩm Hòa thượng

Truy phong Thượng tọa Thích Phước Hạnh (Vĩnh Long) lên giáo phẩm Hòa thượng

GNO - Thông tin từ Văn phòng Đức Pháp chủ, sau khi xem xét đệ trình của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Đức Pháp chủ GHPGVN đã chuẩn y, ban hành quyết định truy phong Thượng tọa Thích Phước Hạnh, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long lên giáo phẩm Hòa thượng.

Thông tin hàng ngày