NSGN - Những diễn biến của lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận hiện đại từ phong trào chấn hưng Phật giáo (1928-1945) đến phong trào tranh đấu bất bạo động của Phật giáo miền Nam (1963) đều có tính chất tất yếu. Và vì chúng đã chuyển biến trên nền tảng là dòng chảy của lịch sử dân tộc, nên tính chất tất yếu ấy cũng là tất yếu theo lịch sử dân tộc, của lịch sử dân tộc. Bài viết này là những cố gắng nhằm ghi nhận, biện giải, quảng diễn về tính chất tất yếu đó.
Từ phong trào chấn hưng Phật giáo (1928 - 1945)
Diễn biến của phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam dấy khởi khắp ba miền Nam-Trung-Bắc (1928-1945) là con đường đi tới tất yếu của Phật giáo Việt Nam thời cận hiện đại để tự tồn tại và phát triển, cũng là phù hợp với tiến trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc. Sau đây là những biện giải.
1- Tất yếu vì tính cách quốc tế
Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt
Trong lúc ấy, tại các nước Miến Điện, Tích Lan, Nhật Bản, một ngọn gió mới cũng thổi vào nền Phật học cố hữu. Động cơ của sự phục hưng này không phải chỉ do phong trào Phật học ở Ấn Độ và Trung Hoa, mà còn do sự hâm mộ của Tây phương về Phật giáo nữa. Những học giả Tây phương nghiên cứu Phật học một cách nghiêm túc vào khoảng đầu thế kỷ đã khám phá ra được nội dung thâm sâu vĩ đại của tư tưởng Phật giáo và đã trung thực nói lên những cảm nghĩ của họ. Điều này khiến cho Tây phương bắt đầu chú ý tới đạo Phật và dần dần từ bỏ ý niệm khinh miệt có sẵn từ trước về Đạo học ở Đông phương. Sự khâm phục của các học giả phương Tây đã làm cho niềm tự tin của các dân tộc Phật giáo sống dậy: Người Phật tử bắt đầu nghiên cứu trở lại giáo lý của tôn giáo họ với tất cả nhiệt tình.Đó là một trong những động cơ lớn thúc đẩy phong trào chấn hưng Phật giáo ở các nước Á châu”(1).
Phật giáo Việt
2- Tất yếu vì tính chất tự tồn, tính chất sống còn
Nói cách khác, Phật giáo Việt
Lại, theo học giả Đào Duy Anh (1904-1988) trong tác phẩm Hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm, thì hai cuốn sách viết về Phật giáo: Vì sao tôi cảm ơn đạo Phật của sư Thiện Chiếu (1898-1974) xuất bản năm 1936 và cuốn Phê bình Phật giáo của Nguyễn An Ninh (1900 -1943) xuất bản năm 1937 đã tạo được những chú ý đáng kể đối với đám thanh niên cùng lớp với ông thời ấy. Sách “Vì sao tôi cảm ơn Đạo Phật” đã giúp ông “thấy rõ những mâu thuẫn của Đạo Phật, đặc biệt là của thuyết Nhân quả, thuyết Niết-bàn, nói lên những điều mà tôi vẫn thường nghĩ lờ mờ nhưng tự mình chưa biết nói ra như thế nào”(5). Còn tác phẩm Phê bình Phật giáo thì Nguyễn An Ninh đã đứng về lập trường Duy vật biện chứng mà phê bình Phật giáo. Đi xa hơn tác giả sách Vì sao tôi cảm ơn đạo Phật, Nguyễn An Ninh đã phê bình mọi lý thuyết cơ bản của Phật giáo với con mắt của người đã thừa nhận những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác”(6).
Như thế, tức chỉ có chấn hưng thì Phật giáo Việt Nam mới có đủ ánh sáng và sự thật để tự nhìn về chính mình cùng nhìn rõ, nhìn đúng về những luận điểm đã phê phán, kích bác kia.(3) Tự tồn để phục hưng và phát huy văn hóa Phật giáo, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Chỉ có mỗi một con đường chấn hưng thì Phật giáo Việt Nam mới có thể thực hiện được các sự việc vừa nêu. Chính do chấn hưng mà Phật giáo Việt Nam thời kỳ 1930-1945 đã có thêm những cây bút nghiên cứu Phật học sáng giá như Trần Trọng Kim (1882-1953), Nguyễn Trọng Thuật (1883-1940), Bùi Kỷ (1887-1960), Thiều Chửu(1902-1954). Chư vị đều là các nhà Nho có tân học, gồm thông cả Nho - Phật, hăng hái tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo vì nhận thấy vào thời bấy giờ, đấy là con đường duy nhất để tạo sự hồi sinh cùng phát huy văn hóa Phật giáo, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Ba chi tiết đã nêu dẫn như trên là phân tích. Thực sự thì chúng hỗ tương đan xen để cùng khẳng định con đường chấn hưng là tất yếu.
Đến phong trào tranh đấu bất bạo động của Phật giáo miền
Phong trào chấn hưng Phật giáo tạm dừng lại vào năm 1945, không phải vì sự nghiệp chấn hưng đã hoàn tất mà chính là vào năm ấy, lịch sử dân tộc đã mở ra một trang mới: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập, sau đấy thì toàn quốc kháng chiến chung sức đánh đuổi thực dân Pháp để giành lấy độc lập. Trước sau, Phật giáo vẫn là đạo của dân tộc (chữ của Bùi Minh trong bài “Cách đây nửa thế kỷ” in trong Bồ-tát Quảng Đức - Ngọn lửa và Trái tim. Nxb Tổng Hợp TP.HCM, 2005, tr.335) nên cũng chuyển mình để tham gia kháng chiến. Sách Việt Nam Phật giáo sử luận III, của Nguyễn Lang đã ghi nhận cho chúng ta thấy là hồi ấy các cơ sở Phật giáo, các Phật học đường khắp ba miền đều đóng cửa, để các Tăng sĩ cũng như cư sĩ tham gia kháng chiến. Nơi các trang 199-201 của sách kể trên, tác giả Nguyễn Lang cũng đã bước đầu ghi nhận về những hy sinh của giới tu sĩ Phật giáo cho sự nghiệp giành lại độc lập của dân tộc.
Cũng là sách Việt Nam Phật giáo sử luận III, nơi các chương XXXI, XXXII, XXXIII, XXXIV tiếp theo, tác giả đã cho thấy giới Phật tử Việt Nam, sinh hoạt tại các vùng kháng chiến hoặc sống ở các vùng tạm chiếm, đều tùy theo những phương tiện có thể có, để phát huy những thành quả đã được từ phong trào chấn hưng. Cụ thể là tu tạo chùa chiền, thành lập Phật Học viện để đào tạo Tăng tài, xây dựng Trường Bồ Đề, xuất bản tạp chí Phật học, in ấn kinh sách, Việt dịch các Kinh-Luật-Luận từ Hán tạng để bước đầu hình thành Đại tạng kinh Việt Nam (sự nghiệp này, ở miền Nam, đến năm 1973 mới chính thức hoạt động theo hệ thống của Giáo hội). Do đấy, sau khi Hiệp định Genève được ký kết (20-7-1954) miền Nam Việt Nam từ Nam vĩ tuyến 17 trở vào trở thành nước Việt Nam Cộng Hòa dưới sự cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm, thì con đường đi tới của Phật giáo Việt Nam ở miền Nam vẫn là tất yếu vì vẫn là phát huy những thành tựu đã đạt được từ thời kỳ chấn hưng. Sách Việt Nam Phật giáo sử luận III đã viết về sự kiện “Ông Ngô Đình Diệm chấp chính” như sau: “Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 là kết quả của nỗ lực phi thường thuộc toàn dân Việt Nam, kể cả những người sống trong vùng Pháp kiểm soát. Chiến thắng này đã đưa tới Thỏa hiệp Genève và sự rút khỏi Việt
Thủ tướng Ngô Đình Diệm muốn liên hiệp trực tiếp với Hoa Kỳ để xây dựng và bảo vệ miền
Ông Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng vào ngày 8-7-1954, và nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, do ông với tư cách là Quốc trưởng đã khai sinh, ra đời vào ngày 26-10-1955, nhưng mãi đến tháng 5-1963 thì phong trào tranh đấu bất bạo động của Phật giáo miền Nam chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm mới phát khởi, có thể cho là quá chậm, mặc dù ngay từ buổi đầu của chế độ, người Phật tử Việt Nam đã thấy rõ những sự chèn ép, hạn chế đối với Phật giáo của chính quyền cai trị, nhưng bất kỳ một biến động lịch sử nào cũng cần phải hội đủ các nhân duyên thì mới bùng phát. Trong bài viết Cách đây nửa thế kỷ, Bùi Minh đã nêu ra hai nguyên nhân của “Vụ Phật giáo”: Nguyên nhân sâu xa: Ông Diệm là người Công giáo, chính quyền của ông dựa vào lực lượng Công giáo… Anh em ông, nhất là Tổng Giám mục Ngô Đinh Thục muốn biến Việt
Về mặt chính trị, Phật giáo là cái gai trước mắt của ông Diệm. Trong suốt thời gian kháng chiến 1945-1954, khác với các tôn giáo khác, Phật giáo là đạo của dân tộc, nên thân kháng chiến. Người Pháp và những người cộng tác với họ đã lập Hội Phật giáo Thiền Lữ và Hội Phật giáo Cổ sơn môn để lôi kéo Phật tử theo họ, nhưng họ đã thất bại. Hai hội này đã không đại diện cho ai, ngoài những người lập hội.
Trên thực tế, chế độ ông Diệm đã ép buộc Phật tử, nhất là Phật tử ở thôn quê vùng sâu vùng xa, theo đạo đổi đạo. Ai không theo không đổi đạo thì bị lưu đày đi các khu dinh điền. Ai quyết liệt hơn thì bị sát hại. Trước tình hình này, Tổng hội Phật giáo đã gửi thư trình bày và tố cáo với Tổng thống Diệm, nhưng không có sự phúc đáp nào. Nguyên nhân gần: Là vụ cấm treo cờ năm sắc Phật giáo trong lễ Phật đản Phật lịch 2496 (1963)…(8).
Nói “Về mặt chính trị, Phật giáo là cái gai trước mắt ông Diệm” thì ngược lại Phật giáo Việt Nam ở miền Nam, cụ thể là các vị Tăng sĩ trẻ đang giữ những cương vị lãnh đạo Giáo hội, chắc chắn là không ngây thơ để tin vào một sự hòa giải, hóa giải của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với Phật giáo. 7 năm, từ 1956 đến 1963, là thời gian tạm đủ để Phật giáo miền Nam, trong điều kiện có thể, xây dựng các cơ sở hành đạo, chỉnh đốn và phát huy nội lực, đào tạo Tăng tài, hun đúc cho mọi giới Phật tử nhất là lớp trẻ tinh thần bảo vệ Chánh pháp v.v.. Một số biểu ngữ được giương cao trong đoàn quần chúng Phật tử rước Phật vào sáng ngày Phật đản năm 1963 tại Huế, trên con đường từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm (mở đầu cho Phong trào tranh đấu) đã nói lên khá rõ điều chúng tôi vừa trình bày:
- Cờ Phật giáo Quốc tế không thể bị triệt hạ.
- Phật giáo đồ nhất trí bảo vệ Chánh pháp dù phải hy sinh.
- Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách tôn giáo bình đẳng.
- Chúng tôi không từ chối một hy sinh nào.
- Phản đối chính sách bất công gian ác.
- Đã đến lúc chúng tôi bắt buộc tranh đấu cho chủ trương tôn giáo bình đẳng(9).
Đỉnh cao của tinh thần bảo vệ Chánh pháp là sự kiện tự thiêu chấn động cả thế giới của Hòa thượng Thích Quảng Đức (11-6-1963). Tiếp theo là những ngọn lửa tự thiêu của các Tăng Ni, hầu hết là lớp trẻ: Đại đức Nguyên Hương (4-8-1963). Đại đức Thanh Tuệ (13-08-1963). Ni cô Diệu Quang (15-8-1963). Đại đức Quảng Hương (5-10-1963). Đại đức Thiện Mỹ (27-10-1963). Rõ ràng phong trào tranh đấu bất bạo động chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm là con đường đi tới tất yếu của Phật giáo miền
Phác họa lại vài nét về bối cảnh lịch sử như thế để thấy cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963, không phải chỉ vì sự bất công giữa Phật giáo và Kitô giáo (Công giáo và Tin Lành) mà nguyên nhân chính còn là sự bất công áp bức giữa một tôn giáo và các tôn giáo, là sự đày đọa bất công của người dân miền Nam Việt Nam dưới một chế độ độc tài, bù nhìn Ngô Đình Diệm. Biến cố Phật giáo năm 1963 chỉ là một giọt nước làm tràn ly. Vì thế cuộc tranh đấu do Phật giáo khởi xướng là một cuộc tranh đấu không những của toàn dân miền Nam Việt
Vài giờ đồng hồ sau, hình ảnh và tin tức về Thiền sư Quảng Đức tự thiêu đã tràn ngập trên các hệ thống truyền hình và báo chương quốc tế. Nhật báo nào cũng đăng hình thiền sư tự thiêu ở trang đầu với tiêu đề lớn. Thế giới chấn động, dồn hết sự chú ý về phía trời Đông Nam Á. Không một ai trên trái đất còn giữ thái độ hờ hững về cuộc tranh đấu của Phật tử Việt Nam…”(12).
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương (1916-1976), từ cảm hứng thiên tài của một thi sĩ mộ Phật cùng biết yêu chuộng lẽ phải, đã kính cẩn gọi tên Ngọn lửa Quảng Đức là Lửa Từ bi với những vần thơ tuyệt vời tràn đầy cảm xúc kính ngưỡng, tán thán:
Lửa, lửa cháy ngất tòa sen
Tám chín phương nhục thể trần tâm
Hiện thành thơ quỳ cả xuống
Hai vầng sáng rưng rưng
Đông Tây nhòa lệ ngọc
Chắp tay đón một mặt trời mới mọc
Ánh đạo vàng phơi phới đang bừng lên, dâng lên…
(Lửa Từ bi, đoạn đầu) (13)
Chúng tôi cũng xin trích dẫn một số đoạn nơi sách Việt Nam Phật giáo sử luận III trong nỗ lực tái hiện một giai đoạn lịch sử quan trọng trên con đường đi tới của Phật giáo miền Nam trong dòng chảy của lịch sử dân tộc mà tác giả cho “có thể gọi là kỳ diệu nhất của Phật giáo Việt Nam”(14).
Đây là những ghi nhận mang tính chất tổng quát: “Cuộc vận động năm 1963 của Phật tử Việt Nam (miền Nam) không phát xuất từ sự tranh chấp giữa người Phật giáo và người Công giáo. Cuộc vận động này chỉ nhằm chống lại chế độ độc tài của tập đoàn ông Ngô Đình Diệm, một tập đoàn đã đi quá đà trong việc sử dụng đồng bào Công giáo nhất là người Công giáo di cư vào sự việc củng cố quyền binh và đàn áp những tổ chức đối lập hoặc độc lập. Cuộc vận động này của Phật tử đã được các giới không phải Phật tử ủng hộ, trong đó có nhiều thành phần Công giáo, Linh mục cũng như giáo hữu. Họ đại diện cho đa số những người Công giáo có lương tri, có óc phê phán công chính và có thừa can đảm để chống lại những gì đi ngược với tinh thần chân chính của Phúc Âm”(15).
Đây là một số ghi nhận liên quan đến trường hợp tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức: “Sáng ngày 11-6-1963, trước khi tự thiêu, ông đã viết để lại một bức thư gọi là Lời nguyện tâm quyết”, nói rõ chủ định và nguyện vọng của ông. Điều đáng ghi nhớ là toàn văn bức thư này đã không chứa đựng một mảy may hận thù và tuyệt vọng nào, mà trái lại còn thấm nhuần tình thương và hy vọng… Ngày 20-6-1963, nhục thân của Thiền sư Quảng Đức được rước về An dưỡng địa ở Phú Lâm để làm lễ hỏa thiêu… Chính quyền chỉ cho phép khoảng hai trăm vị Tăng Ni tham dự vào đám rước này và buộc phải đi bằng xe hơi. Tuy vậy, suốt dọc đường, hương án của tư gia đã được bày ra hai bên lề với đèn hương nghi ngút để bày tỏ sự thành kính đối với vị thiền sư mà từ đây mọi người bắt đầu xưng tụng là Bồ-tát Quảng Đức. Ngọn lửa hỏa thiêu đã không đốt cháy được trái tim của thiền sư. Trái tim này được đem thiêu lần thứ hai với sức nóng 4.000 độ nhưng vẫn không cháy…”(16).
Còn đây là những ghi nhận và đánh giá về bước ngoặt, sau đêm 20-8-1963, chùa chiền trên khắp miền Nam đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm đồng loạt tấn công, một cái nhìn xuyên thủng hiện tượng để góp phần lý giải vấn đề một cách toàn diện, triệt để: “Các chùa chiền trong toàn quốc hoang tàn và vắng lạnh đến não nùng. Một sự im lặng nặng nề và tang tóc bao trùm lên đời sống của toàn dân chúng. Tất cả các vị lãnh đạo Phật giáo đều đã bị bắt. Sóng gió do phong trào Phật tử gây ra hình như không còn nữa. Nhưng sóng gió bắt đầu nổi dậy trong lòng mọi người. Những đợt sóng ngầm vĩ đại trong lòng đại dương không còn ai ngăn chặn và không có cách nào ngăn chặn được nữa. Đêm 20-8-1963, chính quyền của Tổng thống Diệm đã chọn cho mình một tuyệt lộ”(17).
Ngày 1-11-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền
Tháng 4-2013
Đào Nguyên
Chú thích
(1) Việt Nam Phật giáo sử luận III của Nguyễn Lang, Nxb Lá Bối,
(2) Dẫn theo Việt
(2A) Trần Văn Giàu, Sđd, T2, Nxb KHXH 1975, tr.234.
(3) Xem thêm bài viết của Đào Nguyên: Phật giáo và hư vô cùng chủ nghĩa hư vô, Nguyệt san Giác Ngộ số 202, 203, tháng 1,2-2013.
(4) Xem thêm bài viết của Đào Nguyên: Phật giáo và hư vô cùng chủ nghĩa hư vô, Phần: Nhìn sang phương Tây, Nguyệt san Giác Ngộ số 202 tháng 1-2013.
(5) Nhớ nghĩ chiều hôm, HK của Đào Duy Anh, Nxb Trẻ, 1989, tr.189.
(6) Nhớ nghĩ chiều hôm, Sđd, tr.190.
(7) Việt Nam Phật giáo sử luận III, Sđd, tr.317-319.
(8) Bùi Minh,“Cách đây nửa thế kỷ”, in trong Bồ-tát Quảng Đức - Ngọn lửa và Trái tim, Nxb Tổng Hợp Tp.HCM, 2005, tr.336 - 337.
(9) Dẫn theo Việt Nam Phật giáo sử luận III. Sđd, tr.344.
(10) Bùi Kha,“Ngọn lửa Quảng Đức và biến cố Phật giáo 1963 dưới cái nhìn của thế giới”, in trong: Bồ-tát Quảng Đức - Ngọn lửa và Trái tim, Nxb Tổng Hợp Tp.HCM, 2005, tr.304.
(11) Trên báo Úc đầu năm 1999 có đăng những dòng viết của bà Trần Lệ Xuân: “Sau 36 năm khép mình trong nếp sống tu viện ở La Mã, nay tôi có rất nhiều điều muốn nói, nhưng điều đầu tiên tôi muốn nói là: Tôi xin thành tâm sám hối trước linh hồn Hòa thượng Thích Quảng Đức về những lời tuyên bố vô ý thức… của tôi năm 1963”. Dẫn theo Phạm Văn Cảnh, bài “Sáng mãi niềm tin Quảng Đức”, in trong Bồ-tát Quảng Đức - Ngọn lửa và Trái tim, Sđd, tr.318.
(12) Việt Nam Phật giáo sử luận III, Sđd, tr.356-357.
(13) Dẫn theo Việt Nam Phật giáo sử luận III. Sđd, tr.360.
(14) Việt Nam Phật giáo sử luận III, Sđd, tr.325.
(15) Việt Nam Phật giáo sử luận III, Sđd, tr.327.
(16) Việt Nam Phật giáo sử luận III, Sđd, tr.358-367.
(17) Việt Nam Phật giáo sử luận III, Sđd, tr.407.