Tưởng niệm Hòa thượng Thích Duy Lực (1923 - 2000)

Chư tôn đức tưởng niệm Hòa thượng Thích Duy Lực - Ảnh: Pháp Hiệu
Chư tôn đức tưởng niệm Hòa thượng Thích Duy Lực - Ảnh: Pháp Hiệu
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Sáng nay,13-1 (1-12-Canh Tý), tại chùa Phật Đà (quận 3, TP.HCM) môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 21 ngày Hòa thượng Thích Duy Lực viên tịch.

Buổi lễ diễn ra trang nghiêm với nghi thức niêm hương tưởng niệm dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, cùng chư tôn đức Hội đồng Trị sự, các ban, viện Trung ương, Phật giáo TP.HCM và quận 3.

Hòa thượng Thích Duy Lực sinh năm 1923 tại làng Long Tuyền, huyện Bình Thủy, tỉnh Cần Thơ.

Năm lên 7 tuổi, ngài theo cha về quê sống tại làng Long Yên, huyện Phong Thuận, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp phổ thông cấp 1, năm 16 tuổi, theo cha trở lại Việt Nam sinh sống, việc học bị gián đoạn.

Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử tham dự tưởng niệm - Ảnh: Pháp Hiện

Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử tham dự tưởng niệm - Ảnh: Pháp Hiện

Ngài thường tranh thủ tự học trong lúc rỗi rảnh. Đến năm 26 tuổi (1948), ngài thi đậu bằng giáo viên Hoa văn, cộng tác biên soạn cho báo Viễn Đông tiếng Hoa tại Chợ Lớn và được mời dạy ở các trường tiểu học tỉnh Tà-keo (Campuchia), trường Khải Trí ở Cần Thơ, trường Cái Vồn ở Vĩnh Long trong thời gian 10 năm.

Năm 1958, sau khi thi lấy bằng Đông y sĩ cấp 1, ngài được mời làm đông y sĩ cho tiệm thuốc Tế Ngươn Đường (Cà Mau), Minh Nguyệt cư sĩ Lâm tỉnh Cần Thơ, khám bệnh miễn phí cho dân trong thời gian 8 năm.

Trong tủ sách của cư sĩ Lâm có bộ Tục Tạng, 150 quyển, đọc được 7 quyển, sau quyết định chỉ xem phần về Thiền tông. Lúc đó ngài theo pháp sư Diệu Duyên tham học Tổ sư thiền.

Năm 1973, ngài được Hòa thượng Hoằng Tu cho xuất gia tu học tại chùa Từ Ân, quận 11 (Chợ Lớn). Tháng 5 năm 1974, ngài được thọ tam đàn Cụ túc giới tại chùa Cực Lạc (Malaysia).

Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh ban đạo từ - Ảnh: Pháp Hiện

Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh ban đạo từ - Ảnh: Pháp Hiện

Ngày 2-4-1977, thừa lệnh Hòa thượng Bổn sư, ngài ra hoằng pháp Tổ Sư thiền tại chùa Từ Ân (quận 11). Đến năm 1983, tứ chúng quy tụ ngày càng đông, Phật tử theo tu học pháp Tổ Sư thiền hơn 4.000 người, mỗi lần tham dự thiền thất đều vượt trên 300 người.

Từ những năm 1990, ngài thường đi giảng thiền ở nhiều nơi trên thế giới. Đến thiền đường học đạo có người Tây, Âu và Á Châu, trong đó người Việt Nam là đông nhất.

Những năm cuối đời, ngài thường được thỉnh đến giảng tại các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như: chùa Chánh Giác ở Toronto Canada, chùa Quan Âm ở Brisbane - Australia, tịnh xá Đại Bi ở Đài Loan và một số chùa ở Hồng Kông. Nhất là các thiền đường ở Mỹ để giảng dạy pháp Tổ Sư Thiền và thính chúng lui tới tu học đông đảo.

Ngoài ra, ngài còn trước tác và dịch thuật từ tiếng Hán sang tiếng Việt hơn 20 loại kinh điển và ngữ lục. Lượng sách phát hành tại Việt Nam trên mấy mươi ngàn quyển.

Đến năm 1998, ngài được mời làm Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, thỉnh giảng tại các khóa bồi dưỡng Hoằng pháp ngắn hạn ở Bình Định, TP.HCM.

Ngài thâu thần thị tịch lúc 1 giờ 30 ngày 2-12-Kỷ Mão (2000), trụ thế 77 năm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày